Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Bài phát biểu với bà con ở quê hương ngày 12/11/Kỷ Mão

Bài phát biểu với các cụ và bà con ở quê hương ngày 12/11/Kỷ Mão tại Đình làng Nga My

( về hai vấn đề:
-- Cảm xúc với quê hương về nâng cao dân trí
- Tính triết học trong tư tưởng Bác Hồ trong vấn đề tín ngưỡng )

Kính thưa các cụ và toàn thể bà con

Nhận được thư quê hương, chị em chúng1 tôi vội vã trở về, theo đúng hẹn, xin được ra mắt trình làng và lời đầu tiên xin được kính chúc sức khoẻ các cụ, chúc sức khoẻ toàn thể bà con, chúc quê hương chúng ta ngày càng đổi mới, ngày càng giàu đẹp.

Trong bài hát "Quê hương" của Giáp Văn Thạch có câu: Quê hương nếu ai không nhớ, thì không lớn nổi thành ngươì"; điều đó thật đúng với tất cả mọi ngưiơì Việt Nam.Quê hương là gốc rễ của 1 con người, là cội nguồn của tính cách, đặc điểm làm cho con người nơi ấy khác với nơi này, là nơi chứa đựng mọi nỗi vui buồn của quá khứ, là nơi có tổ tiên dòng họ, có người thân và có cả cộng đồng cùng gắn bó với một mảnh đất. Dù xa quê hưiơng đã lâu, nhưng không thể nào quên được những hình ảnh của một thời thơ ấu. Đó là những chùm chòi mòi chín mọng trên cây, những chú dế mèn béo tròn chui ra khỏi lỗ vì bị đổ nước, ;và dòng sông Đáy trong xanh cho tuổi thơ bơi đùa những ngày nóng nực, là bãi vải mênh mông đỏ rực quả chín, là chùa dưới, chùa trên được theo bà đi lễ Phật, là những đêm lội sông đi xem chèo bên Lở; và cả những kỷ niệm buồn của những ngày chạy loạn, tản cư, những ngày đì đùng tiếng súng bắn từ Thạch Bích về làm vỡ mặt đê. Hình bóng các bà mẹ tần tảo ngoài đồng hai sương một nắng hoặc sớm hôm chợ Vạy, chợ Chuông, sẽ chẳng phai mờ trong những người con.Nét đẹp của quê hương ta cho đến nay về cơ bản vẫn được bảo tồn và phát triển thêm, đó là phong tục thờ thần Thành Hoàng, tục thờ tổ tiên, là hình thức tự nguyện góp của, góp công trong những viẹc chung; đó là tục trọng người cao tuổi, và người cao tuổi khi nghỉ việc nước thì lại tập trung vào gánh vác lo việc làng, việc họ, đỡ cho con cháu những công việc mà chỉ có các cụ mới lo được, làm cho nền văn hoá riềng có của làng ta ngày càng phong phú thêm. Nổi bật trên tất cả là tinh thần đoàn kết cộng đồng chặt chẽ trong công việc và trong cả sự nghỉ ngơi, trong những cử chỉ, ngôn ngữ mà mọi người dành cho nhau.Phải nói rằng chính những điều đó đã tạo ra nét văn hoá ứng xử ở tầm cao hơn so với đô thị.
Quê hương ngày càng giàu đẹp, đó là nguyện vọng của dân làng và cũng là mong mỏi của những người con ở xa quê hương.
Một trong những hướng đi thành công để đạt được điều đó là phát huy được nguồn lực con người. Đối với cả Việt Nam là như vậy và đối với mi vùng, mỗi miền cũng cần thiết phải như vậy.
Muốn phát huy được nguồn lực con người, công tác giáo dục đào tạo phải được quan tâm( ở tầm quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu)
các chủ trưong , chính sáchvề giáo dục và đào tạo phải đạt được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Cũng từ NQTƯ2 khoá VIII về GD ĐT mà Hôi khuyến học hình thành và phát triển, đến nay có thể nói là đã có tổ chức ở các cấp trong cả nước. ở làng ta cũng đã có Hội Khuyến học, đó là điều đáng mừng. Có thể nói rằng, hiền tài ở nước ta thời nào cũng có và trí tuệ không lệ thuộc giàu nghèo.Tuy nhiên nhân tài không tự nhiên mà có, nhân tài phải được chăm lo đầu tư. Việc chăm lo đầu tư cũng phải được bắt đầu ngaytừ mẫu giáo, tiểu học, qua các bậc phổ thông và tiếp nối ở bậc đại học. Kỳ thi OLIMPIC tin học quốc tế 11 vừa qua tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng 10/99 có 65 nước tham dự. Chúng ta có 4 em đi thi thì cả 4 em đều đạt huy chương: 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và như vậy đội tuyển Việt Nam được xếp ở vị trí hàng đầu. đây là một thành tích thật rực rỡ nhất của VN. Trong 4 em đó, điều rất vui là có em Lê Hồng Việt, học sinh trường trung học chuyên ban Lê Quý Đôn tỉnh Hà Tây của chúng ta.
Nói thế để thấy rằng VN nghèo hơn nhiều nước nhưng vẫn có thể đạt thành tích cao hơn, vẫn có thể chăm lo để có người giỏi








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét