Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Ngắm cầu đường bộ lớn nhất vừa bắc qua sông Hương


(Dân trí) - Sáng nay 31/8, Sở Giao thông vận tải tỉnh TT-Huế đã tổ chức lễ khánh thành cầu đường bộ Bạch Hổ - cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hương trong TP Huế.

Việc có thêm cây cầu đường bộ thứ ba (sau 2 cầu Trường Tiền và Phú Xuân) bắc qua sông Hương giúp giảm tải đáng kể lưu lượng xe, người có nhu cầu qua sông Hương hàng ngày, nhất là vào giờ cao điểm và trong các dịp lễ. Bên cạnh đó, cây cầu mới còn góp phần tạo thêm cảnh quan đẹp trên sông khi được thiết kế rất duyên dáng với đường cong nhẹ nhàng thanh thoát và có 6 vọng lâu trên cầu là chỗ để ngắm cảnh cho du khách, người dân.
Lễ khánh thành cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương
Lễ khánh thành cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương
Trong sáng nay, sau khi khánh thành cầu đường bộ Bạch Hổ, nhiều dòng người đã đổ về đây để thử cảm giác đi trên cầu mới. Theo quan sát của PV, lưu lượng xe ở 2 cầu Trường Tiền, Phú Xuân đã giảm hẳn đáng kể.
Cầu đường bộ Bạch Hổ với tổng mức đầu tư hơn 730 tỷ đồng gồm 20 gói thầu là 1 công trình trọng điểm của tỉnh TT-Huế. Cầu được khởi công xây dựng ngày 22/12/2009, thông xe kỹ thuật ngày 30/4/2012 và chính thức khánh thành ngày 31/8, vượt tiến độ trước 4 tháng, nhằm chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 của cả nước.
Cầu có bề rộng 24m, gồm 2 mố và 11 trụ, chiều dài toàn cầu là 542,5m. Đường 2 đầu cầu thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố, mặt đường bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm.
Đáng chú ý, Công ty Cầu 1 Thăng Long đã áp dụng công nghệ khoan Leffer, một công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để thi công do địa chất dưới đáy sông Hương phức tạp, trong đó, việc thi công trụ T11 gặp đá cuội loại lớn gây trở ngại cho việc khoan trụ.
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hương do PV ghi lại:
Cầu Bạch Hổ rất duyên dáng khi nhìn từ bờ bắc sông Hương sang
Cầu Bạch Hổ rất duyên dáng khi nhìn từ bờ bắc sông Hương sang
Nhiều xe đã chạy trên cầu sau lễ khánh thành
Nhiều xe đã chạy trên cầu sau lễ khánh thành
Đường dẫn lên cầu ở bờ phía Nam
Đường dẫn lên cầu ở bờ phía Nam
Đường dẫn lên cầu ở bờ phía Nam
Với các vọng lâu ở 2 bên, cầu trở nên mềm mại và có phần "cổ kính" - hòa nhập vào kiến trúc chung của cố đô Huế
Đường dẫn lên cầu ở bờ phía Nam
Vọng lâu của cầu đường bộ Bạch Hổ là một trong các điểm nhấn lạ so với nhiều cầu đường bộ trên toàn quốc hiện nay, đồng thời là nơi che mưa nắng cho khách bộ hành, cũng là nơi cực kỳ lý tưởng để ngắm cảnh, hóng gió hay chụp ảnh sông Hương thơ mộng 
Đường dẫn lên cầu ở bờ phía Nam
Vượt tiến độ 4 tháng, cầu Bạch Hổ đã góp phần sớm giải tỏa nhiều ách tắc giao thông qua sông Hương trong giờ cao điểm hàng ngày cho 2 cây cầu cũ.
Đại Dương

Phá chùa Trăm Gian: “Trách nhiệm có ở các nơi!”


(Dân trí) - Chiều 30/8, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội Phạm Quang Long cho biết, tháo dỡ chùa Trăm Giam trách nhiệm có ở các nơi! Cũng theo ông Long, không thể phục hồi nguyên gốc nhà Tổ, gác Khánh đã phá đi làm mới.
 >> “Lỗ kim” nuốt cả… trăm gian chùa?
 >> “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Trách nhiệm phải đợi thanh tra
Trao đổi với báo chí, ông Long cho biết, từ ngày 19/7, nhà sư đã dỡ nhà Tổ, gác Khánh, đồng thời đưa gỗ từ bên ngoài vào chùa để chế tác. “Công việc nhà chùa tự ý làm kéo dài hơn một tháng mà cấp dưới không báo cáo lãnh đạo ngành và thành phố biết thì phải xử lý người có trách nhiệm trực tiếp quản lý”, ông Long nhấn mạnh.
 
Phá chùa Trăm Gian: “Trách nhiệm có ở các nơi!”
Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội Phạm Quang Long: "hạng mục bị xâm hại, phá hoại làm hư hỏng mức độ hết sức nghiêm trọng"

Còn về Sở VHTT&DL ông Long cho hay, sở này không từ chối trách nhiệm. Trong văn bản báo cáo thành phố trước đó, ông Long thừa nhận, Sở VH-TT&DL Hà Nội tuy không quản lý trực tiếp di sản nhưng chưa có biện pháp xử lý kịp thời khi di tích có dấu hiệu bị đổ do mưa bão, đó là khuyết điểm của Sở.
“Trách nhiệm có ở các nơi! Muốn biết trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân nào thì phải đợi kết luận của thanh tra mới rõ”, ông Long nói về trách nhiệm của việc tháo dỡ những hạng mục ở chùa Trăm Gian.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Vũ Văn Đông thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm trực tiếp thuộc về mình.
“Tôi và chủ tịch UBND xã Tiền Phương sẽ chịu trách nhiệm khi để xảy ra sự việc. Còn mức độ xử lý thế nào đối với tập thể, cá nhân từ xã đến huyện, nhà sư và ban quản lý di tích thì chúng tôi sẽ chấp hành theo kết luận thanh kiểm tra”, Phó Chủ tịch huyện Chương Mỹ Vũ Văn Đông thẳng thắn.
Nhiều chi tiết được làm khác hẳn so với nguyên bản
Nhiều chi tiết được làm khác hẳn so với nguyên bản
Trong cuộc họp báo, ông Đông cũng chỉ rõ ban quản lý địa phương đã không kịp thời xử lý sự việc và thiếu trách nhiệm đối với di tích. Còn phía nhà chùa ông Đông cho hay, vị trụ trì thực sự là người rất có tâm với chùa. Tuy nhiên, do nhận thức của nhà chùa và ban quản lý yếu kém nên mới dẫn đến sự việc đáng tiếc.
Cũng tại cuộc họp Chủ tịch xã Tiên Phương Vũ Văn Doãn cho biết, nhà chùa hạ giải nhà Tổ và gác Khánh do hạng mục này đã xuống cấp nghiêm trọng nếu không làm gấp sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản. “Làm như thế nào là việc của nhà chùa. Nhưng địa phương cũng chưa thật sự sát sao”, ông Doãn bày tỏ.
Không thể phục hồi chùa như ban đầu
Giám đốc Sở VHTT&DL Phạm Quang Long cho biết, các hạng mục bị xâm hại, phá hoại làm hư hỏng, cụ thể là nhà Tổ, gác Khánh và bệ lên xuống với mức độ hết sức nghiêm trọng nên đã đình chỉ ngay để khôi phục. “Chùa có hàng nghìn chi tiết nên không thể phục hồi nguyên gốc trước đây. Còn kết luận phục dựng lại các hạng mục bị tháo dỡ trong chùa Trăm Gian như nguyên gốc, tôi phải nói rằng câu này chỉ mang định hướng!”, Giám đốc Sở VHTT&DL nói.
 
Khó có thể hình dung được đây là những gì còn lại của chùa Trăm Gian có tuổi đời ngót 1000 năm
Khó có thể hình dung được đây là những gì còn lại của chùa Trăm Gian có tuổi đời ngót 1000 năm
Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích cho biết, qua khảo sát thực tế nhiều chi tiết trong chùa Trăm Giam đã bị làm khác hẳn kết cấu trước đây. Do vậy, để phục hồi các chi tiết bị tháo dỡ ở chùa cần phải xác định được hình hài cụ thể nguyên bản.
“Rất may chúng tôi vẫn xác định được dấu vết của cấu trúc cổ khi bị dỡ xuống. Điều đó giúp cho chúng tôi phục dựng lại đúng cấu trúc của công trình theo mẫu nguyên gốc. Thực tế khi phục hồi cũng không thể đúng 100% như ban đầu”, ông Vinh thừa nhận thực tế khi chùa đã bị hạ giải.
 
Một hạng mục ở chùa Trăm Gian được làm mới tinh
Một hạng mục ở chùa Trăm Gian được làm mới tinh
Tuy nhiên, ông Vinh cho biết, sẽ cố gắng phục dựng công trình giống nhất với những gì đã mất. Cũng theo ông Vinh, gác Khánh, nhà Tổ và bậc phía ngoài đã bị xâm hại rất nghiêm trọng.
Không chỉ chùa Trăm Gian bị xâm hại, trong cuộc họp, Giám đốc Sở VHTT&DL Phạm Quang Long cho biết, trên địa bàn thành phố còn có những công trình cổ bị “làm mới” không thương tiếc như một công trình cổ ở Tây Hồ đã bị thay gỗ bằng kết cấu bê tông từ nhiều năm trước.
Quang Phong