Quá trình chuyển giao quyền lực và bước đi sắp tới của CHDCND Triều Tiên đang là tâm điểm chú ý sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời.
Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 19.12 kêu gọi 24 triệu dân CHDCND Triều Tiên ủng hộ Kim Jong-un, con trai ông Kim Jong-il. KCNA gọi đại tướng Kim là “người kế tục vĩ đại” và khẳng định: “Toàn đảng, toàn quân, toàn dân sẽ tiếp tục đi theo sự dẫn dắt của Kim Jong-un đáng kính, bảo vệ chắc chắn và củng cố hơn nữa sự nghiệp cách mạng về tự chủ và phát triển”.
Tuy nhiên, theo báo Korea Herald, các chuyên gia có ý kiến khác nhau về quá trình chuyển giao quyền lực tại CHDCND Triều Tiên sắp tới. Ông Koh Yoo-hwan, chuyên gia về miền Bắc tại Đại học Dongguk (Hàn Quốc), nhận định sẽ không có những trở ngại lớn trong việc kế nhiệm của vị tướng trẻ.
“CHDCND Triều Tiên đã chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực kể từ khi ông Kim bị đột quỵ vào tháng 8.2008. Tôi nghĩ tạm thời một hệ thống chuyển tiếp sẽ lãnh đạo đất nước với các thành viên gia đình ông Kim và những người thân cận”, ông Koh nói.
Giáo sư Yang Moo-jin ở Seoul cũng cho rằng vào thời điểm hiện tại, một nhóm thành viên ưu tú của đảng Lao động Triều Tiên có thể cùng lãnh đạo đất nước, đồng thời nhấn mạnh “không có khả năng xảy ra tranh giành quyền lực”.
Trong khi đó, các chuyên gia khác lại nói rằng quá trình chuyển giao có thể gặp trở ngại do nguy cơ xung đột giữa các thành viên ưu tú trong quân đội và đảng. Korea Herald dẫn lời ông Lee Seung-reol tại Đại học Ewha nhận định hệ thống lãnh đạo ở miền Bắc không thống nhất trong khi Kim Jong-un lại chưa có quyền lực đầy đủ.
Theo đó, các nhân vật cấp cao đóng vai trò “giám hộ” cho Kim Jong-un có thể sẽ trở thành đối thủ của vị tướng trẻ. Một trong những nhân vật này là Jang Song-thaek, em rể ông Kim Jong-il.
Thậm chí có tin đồn rằng ông Jang có thể bắt tay với Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-chun đưa con cả của lãnh đạo Kim là Kim Jong-nam, đang ở Trung Quốc, về nước.
Một số nhà quan sát cũng so sánh rằng khi xưa Chủ tịch Kim Nhật Thành mất hơn một thập niên để chuẩn bị quá trình chuyển giao sang ông Kim Jong-il, trong khi khoảng thời gian sắp xếp cho Kim Jong-un chỉ có 3 năm.
Mặt khác, theo Reuters, nhiều khả năng Kim Jong-un nếu lên cầm quyền sẽ tiếp tục duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với quân đội và đẩy mạnh chương trình hạt nhân của nước này.
Báo Global Post dẫn lời chuyên gia Bradley K.Martin thuộc Đại học Alaska Fairbanks (Mỹ) nhận định rằng bất kỳ ai lên làm lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên cũng sẽ phải rất khéo léo trong quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cũng như đối phó áp lực về chương trình hạt nhân của nước này.
Một khó khăn khác là cải thiện nền kinh tế và nạn thiếu lương thực. Mới đây, Mỹ thông báo viện trợ 240.000 tấn lương thực cho CHDCND Triều Tiên nhưng kế hoạch này có thể bị trì hoãn sau khi ông Kim Jong-il qua đời.
Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 19.12 kêu gọi 24 triệu dân CHDCND Triều Tiên ủng hộ Kim Jong-un, con trai ông Kim Jong-il. KCNA gọi đại tướng Kim là “người kế tục vĩ đại” và khẳng định: “Toàn đảng, toàn quân, toàn dân sẽ tiếp tục đi theo sự dẫn dắt của Kim Jong-un đáng kính, bảo vệ chắc chắn và củng cố hơn nữa sự nghiệp cách mạng về tự chủ và phát triển”.
Ảnh: Reuters - đồ họa: Hoàng Đình |
“Người kế tục vĩ đại” Đại tướng Kim Jong-un (Kim Chính Ngân) là con trai út và là người nổi tiếng nhất trong các con của nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Từ tháng 9.2010, Kim Jong-un, khoảng 28 tuổi, liên tục gây bất ngờ cho giới quan sát khi được phong hàm đại tướng và nhận nhiều vị trí chủ chốt của CHDCND Triều Tiên, trong đó có Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Theo báo cáo mới nhất của Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc, Kim Jong-un có thể sẽ được phong hàm nguyên soái và được đề bạt làm Tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Triều Tiên vào cuối năm nay. Đại tướng Kim được cho là đã học ở Thụy Sĩ và có khả năng nói một ít tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp.Lê Loan | |
Giáo sư Yang Moo-jin ở Seoul cũng cho rằng vào thời điểm hiện tại, một nhóm thành viên ưu tú của đảng Lao động Triều Tiên có thể cùng lãnh đạo đất nước, đồng thời nhấn mạnh “không có khả năng xảy ra tranh giành quyền lực”.
Trong khi đó, các chuyên gia khác lại nói rằng quá trình chuyển giao có thể gặp trở ngại do nguy cơ xung đột giữa các thành viên ưu tú trong quân đội và đảng. Korea Herald dẫn lời ông Lee Seung-reol tại Đại học Ewha nhận định hệ thống lãnh đạo ở miền Bắc không thống nhất trong khi Kim Jong-un lại chưa có quyền lực đầy đủ.
Theo đó, các nhân vật cấp cao đóng vai trò “giám hộ” cho Kim Jong-un có thể sẽ trở thành đối thủ của vị tướng trẻ. Một trong những nhân vật này là Jang Song-thaek, em rể ông Kim Jong-il.
Thậm chí có tin đồn rằng ông Jang có thể bắt tay với Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-chun đưa con cả của lãnh đạo Kim là Kim Jong-nam, đang ở Trung Quốc, về nước.
Một số nhà quan sát cũng so sánh rằng khi xưa Chủ tịch Kim Nhật Thành mất hơn một thập niên để chuẩn bị quá trình chuyển giao sang ông Kim Jong-il, trong khi khoảng thời gian sắp xếp cho Kim Jong-un chỉ có 3 năm.
Mặt khác, theo Reuters, nhiều khả năng Kim Jong-un nếu lên cầm quyền sẽ tiếp tục duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với quân đội và đẩy mạnh chương trình hạt nhân của nước này.
Báo Global Post dẫn lời chuyên gia Bradley K.Martin thuộc Đại học Alaska Fairbanks (Mỹ) nhận định rằng bất kỳ ai lên làm lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên cũng sẽ phải rất khéo léo trong quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cũng như đối phó áp lực về chương trình hạt nhân của nước này.
Một khó khăn khác là cải thiện nền kinh tế và nạn thiếu lương thực. Mới đây, Mỹ thông báo viện trợ 240.000 tấn lương thực cho CHDCND Triều Tiên nhưng kế hoạch này có thể bị trì hoãn sau khi ông Kim Jong-il qua đời.
Lãnh tụ bí ẩn Rất nhiều huyền thoại bao phủ của cuộc đời lãnh tụ tối cao CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il (Kim Chính Nhật), một trong những lãnh đạo được chú ý nhất thế giới và luôn gây tò mò. Theo tiểu sử chính thức, ông sinh năm 1942, trong một căn nhà nhỏ bằng gỗ trên dãy núi Baekdu, một trong những nơi linh thiêng nhất của CHDCND Triều Tiên. Sự ra đời của ông được đồn thổi là với sự xuất hiện những điềm lành của trời đất như cầu vồng đôi và một ngôi sao sáng. Tuy nhiên, AP dẫn tài liệu của Liên Xô ghi rằng ông sinh tại Siberia vào năm 1941, với tên khai sinh là Yuri Irsenovich Kim. Lúc đó cha của ông là Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) đang lãnh đạo kháng chiến chống Nhật từ Nga. Đến năm 1945, ông Kim Nhật Thành mới trở về Bình Nhưỡng.
Bất chấp những đồn đại rằng ông rất lập dị, cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright miêu tả ông Kim Jong-il là một người thông minh, tinh tường và hài hước sau buổi hội kiến năm 2001, theo Reuters. Cựu Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi thì mô tả ông Kim là người “năng động, thẳng thắn”. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 2 lần năm 2002 và 2004. Một trong những điều đặc biệt nhất về lãnh đạo Kim là đoàn xe lửa chuyên dụng của ông. Được cho là sợ đi máy bay nên ông có đến 6 xe lửa bọc thép sang trọng với tổng cộng 90 toa được trang bị đầy đủ tiện nghi và công nghệ cao. Ở CHDCND Triều Tiên có 19 nhà ga được xây dựng riêng cho các tàu này, theo tờ Chosun Ilbo. Ngoài ra trên tàu có nhiều toa chở nhân viên y tế và thiết bị y khoa mỗi khi ông Kim đi công tác, theo truyền thông Hàn Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế nhận định những thiết bị mang theo trên một chuyến tàu khó có thể kịp thời xử lý trường hợp đau tim kèm nhiều triệu chứng khác về tim nên đã không thể cấp cứu kịp cho nhà lãnh đạo. Thụy Miên |
Trùng Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét