Ca sĩ Vũ Khanh, Nhạc: Huỳnh Anh, thơ: Kiên Giang
Nhà thơ Kiên Giang - Ảnh: Đào Trung Phụng |
Hơn nửa thế kỷ trước, bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1958) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài thơ còn được biết đến nhiều hơn khi được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc.
>> Kỳ 5: Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”
Kiên Giang là nhà thơ, soạn giả cải lương (tác giả các vở tuồng Áo cưới trước cổng chùa, Sơn nữ Phà Ca…), nhà báo - chứng nhân còn sót lại của sự kiện “Ngày ký giả đi ăn mày” (xảy ra vào năm 1974, báo giới miền Nam xuống đường với nón lá, bị, gậy của dân “cái bang” để chống đối chính quyền Thiệu ra sắc luật đàn áp báo chí)… Người viết chơi thân với ông đã gần hai mươi năm nhưng muốn gặp ông thật khó bởi ông luôn dịch chuyển (rất giống với ông bạn thân cùng lứa, cùng làng là nhà văn Sơn Nam).
Năm nay 84 tuổi, mái tóc đã gội tuyết sương đến bạc trắng nhưng nếu có ai hỏi về thời niên thiếu, về Sơn Nam, về Nguyễn Bính (người thầy dạy Kiên Giang làm thơ khi ông mới 17 tuổi) và nhất là về người con gái trong bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím là ông kể một mạch bằng một giọng bùi ngùi, không hề đứt đoạn, làm như những chuyện đó đã thấm vào máu thịt của ông…
“Thuở ấy anh hiền và nhát quá ...”
17 tuổi, anh học trò Trương Khương Trinh (tên thật của Kiên Giang) rời vùng quê Rạch Giá lên Cần Thơ học lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ) ở Trường trung học tư thục Nam Hưng. Vốn là người có hoa tay: vẽ vời và viết chữ rất đẹp (đến bây giờ chữ của ông vẫn rất lả lướt) nên ông được các thầy cô giáo cho thực hiện một tờ báo (chép tay vào cuốn vở học trò) lấy tên là Ngày xanh. Tờ báo này là đối trọng, giao lưu với tờ Thắm của Trường trung học Ba Sắc, cũng nằm trên địa bàn. Cứ vào chủ nhật mỗi tuần, các cô cậu “nhà báo - học trò” lại quây quần trong một vườn xoài xanh um bóng mát để thực hiện tờ báo. Kiên Giang biên tập bài vở và trình bày (vẽ, trang trí…), còn cô bạn Nguyễn Thị Nhiều thì chép bài vở (có lẽ chữ cô này đẹp hơn chữ của Kiên Giang!).
Tuy mang cái tên rất dân dã nhưng Nhiều rất đẹp với mái tóc dài ôm xõa bờ vai, thỉnh thoảng vờn bay trong gió. Mái tóc ấy, khuôn mặt ấy đã khiến tâm hồn non trẻ nhưng rất lãng mạn của chàng trai sau này trở thành nhà thơ… tơ vương. Gia đình nàng theo đạo Thiên Chúa nên mỗi sáng chủ nhật nàng thường đi lễ nhà thờ Cần Thơ. Kiên Giang không theo đạo nhưng sáng chủ nhật nào cũng “rình” trước cổng nhà thờ để được “tháp tùng” nàng trên đường đi lễ về. “Yêu nhau” chỉ có vậy: ngoài những cái liếc mắt và những nụ cười thẹn thùng, e ấp thì hai người chẳng còn thứ gì để “trao đổi” nữa cả. Tuy thế, cả hai đều cảm nhận được những tình cảm sâu kín mà họ dành cho nhau. Rồi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, kéo dài suốt 9 năm (1945-1954), việc học hành bị gián đoạn, trường lớp tan tác… Kiên Giang và bạn bè thân thiết (Nguyễn Bính, Sơn Nam…) vào Khu 8 tham gia kháng chiến, và rồi ông lập gia đình trong thời gian này.
“Để nghe khe khẽ lời em nguyện”
Sau này, nhiều lần Kiên Giang tâm sự với người viết: “Điều xót xa (sau này mới biết) là trong những tháng ngày loạn lạc đó, Nhiều vẫn âm thầm chờ đợi tôi. Năm 1955, nàng quyết gặp mặt tôi một lần rồi mới lấy chồng. Tình cảm cứ ám ảnh tôi khôn nguôi. Tôi đưa hình ảnh và tâm sự của hai đứa vào bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím, làm tại Bến Tre năm 1958. Ở đoạn kết có những câu: “Ba năm sau, chiếc xe hoa cũ/Chở áo tím về giữa áo quan/Chuông đạo ngân vang hồi tiễn biệt/Khi anh ngồi kết vòng hoa tang…”, tôi đã “cho” người mình thầm yêu phải chết đi, để mối tình kia còn nguyên vẹn là của riêng mình. Tuy nhiên, một thời gian sau tôi có dịp gặp lại cố nhân ở Sóc Trăng (lúc này nàng đã có chồng). Sau cuộc gặp gỡ đó, không hiểu sao tôi lại muốn mình (người bạn trai trong bài thơ) chết để bảo vệ quê hương, để không còn vương vấn mối tình thuở học trò. Tôi đã sửa lại đoạn kết như thế ở Hàng Xanh (Gia Định), nhưng hầu như bạn đọc chỉ thích giữ nguyên tác, nhất là khi nó được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc thì bài thơ lại càng nổi tiếng, lan tỏa. Có lần tôi thú thực với bà xã về cái ấn tượng “sắc hoa trắng - màu áo tím”. Từ đó không có màu tím trong tủ áo nhà tôi nữa...”.
Trong thơ là thế nhưng sự thật ngoài đời chẳng có ai chết cả. Năm 1977 họ lại có dịp gặp nhau. 33 năm đã trôi qua kể từ “Thuở ấy anh hiền và nhát quá/Nép mình bên gác thánh lầu chuông/Để nghe khe khẽ lời em nguyện/Thơ thẩn chờ em trước thánh đường…”, bây giờ gặp lại, hai mái đầu đã bạc. Cả hai cố tránh không nhắc nhớ về cái thời cùng học dưới mái trường Nam Hưng, nhưng tự trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn trân trọng “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”.
Kiên Giang kể lại, đầu năm 1999 Hãng phim truyền hình TP.HCM (TFS) thực hiện một bộ phim tài liệu về ông mang tên Chiếc giỏ đời người (Kiên Giang đi đâu cũng kè kè một chiếc giỏ, mặt ngoài vẽ chi chít chữ - NV), trong kịch bản có một cảnh quay tại Cần Thơ. Khi ông và ê kíp làm phim đến nhà “người xưa” mời bà Nhiều ra quay cảnh ở nhà thờ chính tòa thì thấy ngôi nhà đóng cửa, lạnh ngắt. Người hàng xóm cho biết bà Nhiều đã qua đời năm 1998. Ông thật xót xa… Hôm sau ông trở lại, cô con gái của bà Nhiều kể rằng lúc bà mất, tang gia có gửi thiệp báo tin cho ông nhưng tiếc là ông đã không nhận được để tiễn biệt người xưa lần cuối thực sự chứ không phải tiễn biệt như trong thơ. Rồi ông cùng người con gái của bà ra nghĩa trang viếng mộ. “Người xưa” bây giờ chỉ còn là di ảnh trên bia mộ, nhưng người con gái đứng bên ông thì lại giống cô Nhiều ngày trước lạ lùng…
>> Kỳ 5: Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”
Kiên Giang là nhà thơ, soạn giả cải lương (tác giả các vở tuồng Áo cưới trước cổng chùa, Sơn nữ Phà Ca…), nhà báo - chứng nhân còn sót lại của sự kiện “Ngày ký giả đi ăn mày” (xảy ra vào năm 1974, báo giới miền Nam xuống đường với nón lá, bị, gậy của dân “cái bang” để chống đối chính quyền Thiệu ra sắc luật đàn áp báo chí)… Người viết chơi thân với ông đã gần hai mươi năm nhưng muốn gặp ông thật khó bởi ông luôn dịch chuyển (rất giống với ông bạn thân cùng lứa, cùng làng là nhà văn Sơn Nam).
Năm nay 84 tuổi, mái tóc đã gội tuyết sương đến bạc trắng nhưng nếu có ai hỏi về thời niên thiếu, về Sơn Nam, về Nguyễn Bính (người thầy dạy Kiên Giang làm thơ khi ông mới 17 tuổi) và nhất là về người con gái trong bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím là ông kể một mạch bằng một giọng bùi ngùi, không hề đứt đoạn, làm như những chuyện đó đã thấm vào máu thịt của ông…
“Thuở ấy anh hiền và nhát quá ...”
17 tuổi, anh học trò Trương Khương Trinh (tên thật của Kiên Giang) rời vùng quê Rạch Giá lên Cần Thơ học lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ) ở Trường trung học tư thục Nam Hưng. Vốn là người có hoa tay: vẽ vời và viết chữ rất đẹp (đến bây giờ chữ của ông vẫn rất lả lướt) nên ông được các thầy cô giáo cho thực hiện một tờ báo (chép tay vào cuốn vở học trò) lấy tên là Ngày xanh. Tờ báo này là đối trọng, giao lưu với tờ Thắm của Trường trung học Ba Sắc, cũng nằm trên địa bàn. Cứ vào chủ nhật mỗi tuần, các cô cậu “nhà báo - học trò” lại quây quần trong một vườn xoài xanh um bóng mát để thực hiện tờ báo. Kiên Giang biên tập bài vở và trình bày (vẽ, trang trí…), còn cô bạn Nguyễn Thị Nhiều thì chép bài vở (có lẽ chữ cô này đẹp hơn chữ của Kiên Giang!).
Tuy mang cái tên rất dân dã nhưng Nhiều rất đẹp với mái tóc dài ôm xõa bờ vai, thỉnh thoảng vờn bay trong gió. Mái tóc ấy, khuôn mặt ấy đã khiến tâm hồn non trẻ nhưng rất lãng mạn của chàng trai sau này trở thành nhà thơ… tơ vương. Gia đình nàng theo đạo Thiên Chúa nên mỗi sáng chủ nhật nàng thường đi lễ nhà thờ Cần Thơ. Kiên Giang không theo đạo nhưng sáng chủ nhật nào cũng “rình” trước cổng nhà thờ để được “tháp tùng” nàng trên đường đi lễ về. “Yêu nhau” chỉ có vậy: ngoài những cái liếc mắt và những nụ cười thẹn thùng, e ấp thì hai người chẳng còn thứ gì để “trao đổi” nữa cả. Tuy thế, cả hai đều cảm nhận được những tình cảm sâu kín mà họ dành cho nhau. Rồi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, kéo dài suốt 9 năm (1945-1954), việc học hành bị gián đoạn, trường lớp tan tác… Kiên Giang và bạn bè thân thiết (Nguyễn Bính, Sơn Nam…) vào Khu 8 tham gia kháng chiến, và rồi ông lập gia đình trong thời gian này.
Bài thơ và thủ bút của nhà thơ Kiên Giang tặng người viết Ngâm thơ: Hoàng Oanh |
Sau này, nhiều lần Kiên Giang tâm sự với người viết: “Điều xót xa (sau này mới biết) là trong những tháng ngày loạn lạc đó, Nhiều vẫn âm thầm chờ đợi tôi. Năm 1955, nàng quyết gặp mặt tôi một lần rồi mới lấy chồng. Tình cảm cứ ám ảnh tôi khôn nguôi. Tôi đưa hình ảnh và tâm sự của hai đứa vào bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím, làm tại Bến Tre năm 1958. Ở đoạn kết có những câu: “Ba năm sau, chiếc xe hoa cũ/Chở áo tím về giữa áo quan/Chuông đạo ngân vang hồi tiễn biệt/Khi anh ngồi kết vòng hoa tang…”, tôi đã “cho” người mình thầm yêu phải chết đi, để mối tình kia còn nguyên vẹn là của riêng mình. Tuy nhiên, một thời gian sau tôi có dịp gặp lại cố nhân ở Sóc Trăng (lúc này nàng đã có chồng). Sau cuộc gặp gỡ đó, không hiểu sao tôi lại muốn mình (người bạn trai trong bài thơ) chết để bảo vệ quê hương, để không còn vương vấn mối tình thuở học trò. Tôi đã sửa lại đoạn kết như thế ở Hàng Xanh (Gia Định), nhưng hầu như bạn đọc chỉ thích giữ nguyên tác, nhất là khi nó được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc thì bài thơ lại càng nổi tiếng, lan tỏa. Có lần tôi thú thực với bà xã về cái ấn tượng “sắc hoa trắng - màu áo tím”. Từ đó không có màu tím trong tủ áo nhà tôi nữa...”.
Trong thơ là thế nhưng sự thật ngoài đời chẳng có ai chết cả. Năm 1977 họ lại có dịp gặp nhau. 33 năm đã trôi qua kể từ “Thuở ấy anh hiền và nhát quá/Nép mình bên gác thánh lầu chuông/Để nghe khe khẽ lời em nguyện/Thơ thẩn chờ em trước thánh đường…”, bây giờ gặp lại, hai mái đầu đã bạc. Cả hai cố tránh không nhắc nhớ về cái thời cùng học dưới mái trường Nam Hưng, nhưng tự trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn trân trọng “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”.
Kiên Giang kể lại, đầu năm 1999 Hãng phim truyền hình TP.HCM (TFS) thực hiện một bộ phim tài liệu về ông mang tên Chiếc giỏ đời người (Kiên Giang đi đâu cũng kè kè một chiếc giỏ, mặt ngoài vẽ chi chít chữ - NV), trong kịch bản có một cảnh quay tại Cần Thơ. Khi ông và ê kíp làm phim đến nhà “người xưa” mời bà Nhiều ra quay cảnh ở nhà thờ chính tòa thì thấy ngôi nhà đóng cửa, lạnh ngắt. Người hàng xóm cho biết bà Nhiều đã qua đời năm 1998. Ông thật xót xa… Hôm sau ông trở lại, cô con gái của bà Nhiều kể rằng lúc bà mất, tang gia có gửi thiệp báo tin cho ông nhưng tiếc là ông đã không nhận được để tiễn biệt người xưa lần cuối thực sự chứ không phải tiễn biệt như trong thơ. Rồi ông cùng người con gái của bà ra nghĩa trang viếng mộ. “Người xưa” bây giờ chỉ còn là di ảnh trên bia mộ, nhưng người con gái đứng bên ông thì lại giống cô Nhiều ngày trước lạ lùng…
Cũng cần nói thêm, năm 2002 người viết đã có giới thiệu (và đăng) bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím trên Báo Thanh Niên. Hôm đó, các sạp báo ở Sài Gòn không còn tờ Thanh Niên nào sót lại, rất nhiều người (có cả những anh chạy xe ôm, xích lô…) đã đến tận tòa soạn để hỏi mua. Ở Cần Thơ cũng “cháy báo”, không còn đủ số lượng cung cấp cho bạn đọc (hồi đó ở Cần Thơ Báo Thanh Niên chưa được in cùng lúc với nhiều chỗ như bây giờ), tòa soạn ở TP.HCM phải in thêm, đưa xuống tặng bạn đọc. Kể như thế để thấy rằng bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím được công chúng miền Nam yêu thích như thế nào. |
Hà Đình Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét