Họ đã từng có một mối tình thật đẹp... Khi người con gái bị sức ép của gia đình bước lên xe hoa thì trong nỗi đớn đau tuyệt tình, chàng trai đã sáng tác một ca khúc. Hình như tất cả tâm huyết của chàng đã trút hết vào đó nên từ đó đến nay chàng chỉ có duy nhất bài hát này.
Nhạc sĩ Lê Hoàng Long năm nay 82 tuổi, sức khỏe đã yếu, phải nằm ở nhà cho vợ săn sóc. Tôi nhớ, hơn mười năm trước ông còn năng nổ lắm. Hễ có việc gì “bức xúc” là ông điện thoại hoặc gửi thư cho tôi. Ông không theo đạo nhưng giấy viết thư của ông có in tiêu đề Nhạc sĩ Lê Hoàng Long - được Đức giáo hoàng Gioan ban phép lành Tòa thánh, ở góc trái. Còn nhớ, ông luôn chê nhạc sĩ Th.O là “cả đời chỉ làm được mỗi một bản nhạc!”. Tôi phải bật cười, thầm nghĩ: “Sao ông không nhớ là mình cũng chỉ có một bản nhạc độc nhất. Còn cụ Th.O thì có nhiều chứ”. Nghĩ thế, nhưng không dám cãi vì phải tranh thủ tình cảm để hỏi chuyện về người đẹp trong ca khúc Gợi giấc mơ xưa của ông.
10 phút cho một bài nhạc để đời
Ông kể: “Khi vào sinh sống ở Sài Gòn (1954), tôi chơi thân với một anh bạn học. Anh bạn này lại có một cô em gái rất xinh tên là Lê Thu Hiền. Sau những lần đi chơi chung nhóm, dần dần giữa tôi và Hiền nảy sinh tình cảm rất quyến luyến nhau. Tình yêu đang đẹp thì bỗng một hôm Hiền báo cho tôi biết là đã có người đến nhà nàng xin dạm hỏi. Chúng tôi cùng bàn tính cách đối phó. Cuối cùng... tôi lấy hết can đảm để theo nàng về nhà đối mặt với bố cô ấy. Khi tôi đặt vấn đề xin hỏi nàng thì ông ấy bảo: “Để tôi hỏi lại ý kiến em nó đã!”. Không ngờ sau khi tôi về, ông ấy quay sang quát mắng con gái: “Nếu bằng lòng lấy anh Giám đốc Trường dạy lái xe Auto Ecole Mayer thì còn gia đình. Còn nếu lấy cái anh chàng chỉ biết kéo violon tối ngày thì không còn cha mẹ, anh em, họ hàng gì nữa hết!”. Hiền khóc nhiều lắm nhưng không sao lay chuyển được bố mình. Thế rồi lễ cưới hỏi tuần tự diễn ra...
Hôn lễ của Hiền được tổ chức vào một buổi sáng chủ nhật cận Tết Ất Mùi (1955). Sáng hôm ấy, tôi ngồi trong một quán cà phê ở đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu bây giờ) chờ đoàn rước dâu về nhà chồng, và để âm thầm tiễn nàng lần cuối: Thu Hiền ôm bó hoa màu trắng trong trang phục cô dâu cùng chú rể bước lên xe hoa. Đoàn xe chầm chậm đi qua chỗ tôi ngồi. Có cảm giác như những bánh xe lăn trên đường đang nghiền nát hồn tôi. Lúc ấy, trong tôi bật lên những tứ nhạc “Thương em thì thương rất nhiều, mà duyên kiếp lỡ làng rồi. Xa em lòng anh muốn nói bao lời...”. Đoàn xe đi khuất, tôi leo lên một chiếc xích lô máy trở về căn gác của mình trên đường Lý Thái Tổ và hoàn tất nhạc phẩm Gợi giấc mơ xưa (cả nhạc lẫn lời) chỉ trong 10 phút...”.
“Thương em thì thương rất nhiều...”
Tôi hỏi ông: “Sao chuyện xảy ra ở Sài Gòn mà câu mở đầu của bài hát lại là “Ngày mai lênh đênh trên sông Hương”? Ông đáp: “Ngay lúc ngồi tiễn người yêu lên xe hoa, tôi đã quyết định phải đi thật xa Sài Gòn, bởi nơi đây nhìn đâu cũng có kỷ niệm của chúng tôi lưu dấu. Nó bắt mình hồi tưởng tháng ngày có nhau, càng thêm thổn thức, đớn đau. Huế, trầm mặc, cổ kính và thơ mộng hợp với tâm hồn nghệ sĩ của tôi hơn... Và sau đó, tôi đã có mặt ở Huế. Ở đất Thần Kinh, tôi lao vào những mối tình “bèo nước” để tìm quên nhưng không sao quên được hình bóng cũ. Hai năm sau, tôi về lại Sài Gòn, lại lang thang trên những con đường lưu dấu hai đứa, vẫn lẩm nhẩm hát một mình: “Ngày mai lênh đênh trên sông Hương, Theo gió mơ hồ hồn về đâu? Sóng sầu dâng theo bao năm tháng, ngóng về đường lối cũ tìm em! Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi. Xa em! lòng anh muốn nói bao lời gió buông lả lơi. Hình bóng đã quá xa mờ dần theo thời gian. Kiếp sau xin chắp lời thề cùng sóng bước lang thang. Em ơi! tình duyên lỡ làng rồi còn đâu nữa mà chờ. Anh đi lòng vương vấn lời thề nhớ kiếp sau chờ nhau. Tha hương lòng thương nhớ ngày nào cùng tắm nắng vườn đào. Gió xuân sang anh buồn vì vắng bóng người yêu...”.
“Thế có lúc nào ông gặp lại người xưa không?”. “Có. Một hôm chúng tôi tình cờ gặp lại nhau trên phố. Cũng chẳng nói gì nhiều, chỉ thăm hỏi qua loa. Biết nàng đã “tay bế, tay bồng” nên tôi cũng không chủ tâm gặp lại sợ sẽ khuấy động hạnh phúc của nàng... Tôi cũng chẳng buồn trách cô ấy hoặc giận gia đình cô. Ở đời, có duyên mà không nợ là chuyện bình thường. Chỉ là một chuyện tình đẹp mà định mệnh đã tạo ra cho tôi cơ hội để viết thành một ca khúc, mà may mắn thay, suốt nhiều thập niên qua nó luôn được công chúng yêu mến... Tôi lập gia đình sau đó ít năm. Chúng tôi có 6 người con. Vợ tôi mất đột ngột năm 1975, đến năm 1981 tôi tái giá với một cô giáo dạy văn, làm thơ rất hay. Chúng tôi có thêm một cháu gái - chỉ có cô gái út này là có máu văn nghệ như bố. Cháu hát khá hay và đã đoạt giải nhất cuộc thi Hát với Organ 1999...”.
Dạo ông kể cho tôi chuyện này là hơn mười năm trước, lúc “cô gái út” khoảng mười ba, mười bốn tuổi. Bây giờ Ngân (tên cô út) đã là một thiếu phụ - từng là vợ của một nhà thơ, có quen biết với người viết nên tôi cũng thường hỏi thăm sức khỏe của lão nhạc sĩ thông qua người này.
Nhạc sĩ Lê Hoàng Long năm nay 82 tuổi, sức khỏe đã yếu, phải nằm ở nhà cho vợ săn sóc. Tôi nhớ, hơn mười năm trước ông còn năng nổ lắm. Hễ có việc gì “bức xúc” là ông điện thoại hoặc gửi thư cho tôi. Ông không theo đạo nhưng giấy viết thư của ông có in tiêu đề Nhạc sĩ Lê Hoàng Long - được Đức giáo hoàng Gioan ban phép lành Tòa thánh, ở góc trái. Còn nhớ, ông luôn chê nhạc sĩ Th.O là “cả đời chỉ làm được mỗi một bản nhạc!”. Tôi phải bật cười, thầm nghĩ: “Sao ông không nhớ là mình cũng chỉ có một bản nhạc độc nhất. Còn cụ Th.O thì có nhiều chứ”. Nghĩ thế, nhưng không dám cãi vì phải tranh thủ tình cảm để hỏi chuyện về người đẹp trong ca khúc Gợi giấc mơ xưa của ông.
10 phút cho một bài nhạc để đời
Ông kể: “Khi vào sinh sống ở Sài Gòn (1954), tôi chơi thân với một anh bạn học. Anh bạn này lại có một cô em gái rất xinh tên là Lê Thu Hiền. Sau những lần đi chơi chung nhóm, dần dần giữa tôi và Hiền nảy sinh tình cảm rất quyến luyến nhau. Tình yêu đang đẹp thì bỗng một hôm Hiền báo cho tôi biết là đã có người đến nhà nàng xin dạm hỏi. Chúng tôi cùng bàn tính cách đối phó. Cuối cùng... tôi lấy hết can đảm để theo nàng về nhà đối mặt với bố cô ấy. Khi tôi đặt vấn đề xin hỏi nàng thì ông ấy bảo: “Để tôi hỏi lại ý kiến em nó đã!”. Không ngờ sau khi tôi về, ông ấy quay sang quát mắng con gái: “Nếu bằng lòng lấy anh Giám đốc Trường dạy lái xe Auto Ecole Mayer thì còn gia đình. Còn nếu lấy cái anh chàng chỉ biết kéo violon tối ngày thì không còn cha mẹ, anh em, họ hàng gì nữa hết!”. Hiền khóc nhiều lắm nhưng không sao lay chuyển được bố mình. Thế rồi lễ cưới hỏi tuần tự diễn ra...
Nhạc sĩ Lê Hoàng Long - Ảnh: nhân vật cung cấp |
“Thương em thì thương rất nhiều...”
Tôi hỏi ông: “Sao chuyện xảy ra ở Sài Gòn mà câu mở đầu của bài hát lại là “Ngày mai lênh đênh trên sông Hương”? Ông đáp: “Ngay lúc ngồi tiễn người yêu lên xe hoa, tôi đã quyết định phải đi thật xa Sài Gòn, bởi nơi đây nhìn đâu cũng có kỷ niệm của chúng tôi lưu dấu. Nó bắt mình hồi tưởng tháng ngày có nhau, càng thêm thổn thức, đớn đau. Huế, trầm mặc, cổ kính và thơ mộng hợp với tâm hồn nghệ sĩ của tôi hơn... Và sau đó, tôi đã có mặt ở Huế. Ở đất Thần Kinh, tôi lao vào những mối tình “bèo nước” để tìm quên nhưng không sao quên được hình bóng cũ. Hai năm sau, tôi về lại Sài Gòn, lại lang thang trên những con đường lưu dấu hai đứa, vẫn lẩm nhẩm hát một mình: “Ngày mai lênh đênh trên sông Hương, Theo gió mơ hồ hồn về đâu? Sóng sầu dâng theo bao năm tháng, ngóng về đường lối cũ tìm em! Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi. Xa em! lòng anh muốn nói bao lời gió buông lả lơi. Hình bóng đã quá xa mờ dần theo thời gian. Kiếp sau xin chắp lời thề cùng sóng bước lang thang. Em ơi! tình duyên lỡ làng rồi còn đâu nữa mà chờ. Anh đi lòng vương vấn lời thề nhớ kiếp sau chờ nhau. Tha hương lòng thương nhớ ngày nào cùng tắm nắng vườn đào. Gió xuân sang anh buồn vì vắng bóng người yêu...”.
Bìa bản nhạc Gợi giấc mơ xưa - Ảnh: tư liệu |
Dạo ông kể cho tôi chuyện này là hơn mười năm trước, lúc “cô gái út” khoảng mười ba, mười bốn tuổi. Bây giờ Ngân (tên cô út) đã là một thiếu phụ - từng là vợ của một nhà thơ, có quen biết với người viết nên tôi cũng thường hỏi thăm sức khỏe của lão nhạc sĩ thông qua người này.
Hà Đình Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét