Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

VỀ THẦN TÍCH THÔN NGA MY THƯỢNG





                                               Biên soạn : TS. NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC







THẦN TÍCH
THÔN NGA MY THƯỢNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN






Năm 2010
  

------------------------------------------------


 Lời mở đầu 

 
               

      Ngày 03/9/1949, Đình làng ta bị giặc Pháp đốt, Thần phả và các sắc phong đều mất cả. Hơn 40 năm, mọi việc chỉ còn dựa vào trí nhớ của các bậc cao niên trong làng.


      May thay, vào năm 1994, cụ Nguyễn Huy Hiên (sinh năm 1928, sống tại xóm Thượng Du ) đã tình cờ sưu tầm, phô tô lại được 5 trang Thần tích của làng Nga My Thượng. Đây cũng có thể coi là một kỳ công, vì phát hiện được người đang  lưu giữ bản Thần tích đã khó, mà mượn được để đi phô tô lại càng khó hơn. Không hiểu sao bản gốc Thần tích của làng ta lại  nằm trong tay một người ở thôn bên cạnh, trong khi mọi người trong làng tưởng rằng tất cả đã cháy, mà lại những hơn 40 năm im hơi lặng tiếng (?).


        Bản Thần tích phô tô nhờ công của cụ Nguyễn Huy Hiên thật đáng quý. Nó như ngọn đèn soi rọi lại gốc tích “Thần – Người - Đất” quê ta từ mấy ngàn năm trước; đến lúc này lớp hậu sinh chúng ta mới biết rõ Thần Thành hoàng làng ta là ai, gồm mấy người, lúc tại thế đã sống và có mối quan hệ với người và đất Nga My như thế nào, vì sao lại là Thành Hoàng của làng ta. Ngoài những thông tin đó, bản Thần tích còn cho chúng ta biết; Nga My ngày xưa về mặt tổ chức hành chính gọi là Trại, đến thời Nguyễn lại gọi là Ấp, trong Trại có hai Thôn; từ ngàn xưa đã có tên là Nga My và chia ra Thượng, Hạ. Người Nga My Thượng hiền lành, chất phác, thủy chung sau trước, mấy ngàn năm nổi chìm, sẻ chia mọi nỗi vui buồn cùng đất nước. Cái tên “ Nga My” cũng đã có từ thuở đó. Nga My là tên ngọn núi đẹp nhất ở Trung Quốc; vì vậy, tuy quê ta không có núi, nhưng về mặt phong thủy, các cụ vẫn nói rằng quê ta có núi, có sông; núi là núi Nga My, sông là sông Hát,  thường gọi tắt là “Nga sơn – Hát thủy”. Có lẽ vì lý do phong thủy đó mà mấy ngàn năm, tên làng không thay đổi. Thời đó quê ta chưa có con đê hiện nay, hệ thống đề điều phải đến đời Trần mới bắt đầu xây dựng, theo các nhà nghiên cứu, hơn hai ngàn năm trước mực nước biển thấp hơn ngày nay 6 mét, vì vậy đất đai cao ráo, không ngập lụt, phong cảnh  xứ  Bãi làng ta chắc là đẹp lắm, vì vậy  Thiện Công khi đến Trại Nga My, mến cảnh, mến người, liền ra lệnh dựng nhà ngay bên bờ sông để dạy dân chữ nghĩa, sau này mỗi khi  quay lại,  đều lấy đó làm nơi  làm việc ở (“hành tại”) Nga My. Chỗ “hành tại” đó được dân Nga My thờ Thiện Nguyên Công khi còn sống ( gọi là sinh từ) và khi ông mất cũng lập miếu thờ tại đó. Chắc chắn vị trí đó là nơi Quán Dưới trước đây tọa lạc. Để nói lên vẻ đẹp của nơi đó, có câu ca dao truyền lại rằng:


“  Lục Đầu Giang biết bao giờ cạn

Quán Nga My biết vạn nào cây”


     Quang Công, trong trận đánh năm Đinh Mùi ( năm 14 trước công nguyên) chống quân Vương Mãng, gặp địch tại Sơn Nam, thấy thế giặc mạnh, đã rút quân về Nga My để liệu bề phòng ngự. Quân giặc đuổi kịp đến tận Nga My, Ngài cưỡi ngựa xông ra cự địch, quân thù xiết chặt vòng vây, biết rằng khó thoát nhưng không để bị giặc bắt, ngày 10 tháng 2 năm ấy, Ngài đã tuẫn tiết mà hóa ở Xứ Khu Đống làng ta, mộ của ngài nằm tại Khu Đống ( trong đó có Đống Thánh, Đống Mẻ, Đống Mồi, Đống Bằng, Đống Ba…không biết ở Đống nào), theo cụ Hiên, nay là khu Đồng Tắt ngoài; con ngựa chiến của Ngài cũng được dân chôn ở Xứ Nang gần đó. Sau khi  hóa, Ngài đã hiển linh trên dòng sông Hát làm cho quân Hán  kinh sợ mà bỏ chạy.

 

   Bản  Thần tích của làng ta do ông Nguyễn Hữu Dực phụng mệnh vua Thành Thái nhà Nguyễn, tới tìm lại bản gốc cũ từ các triều đại trước, lưu giữ ở Đền Hùng  và sao ( chép) lại vào năm Thành Thái thứ 11(1899)  với mục đích để dân Nga My biết rõ, lưu giữ và thờ phụng. Ngoài ra, qua bản sao này, thần tích cũng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian ( như vậy, chúng ta biết thêm một điều nữa là trước đây Thần tích có một bản chính được lưu giữ tại Bộ Lễ của Triều đình và ở Đền Hùng cũng lưu giữ một bản Thần tích của các bậc Đại vương Thành Hoàng Thượng Đẳng thần ).


       Cụ Hiên đã nhờ tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, công tác ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chuyển từ chữ Hán ra phiên âm Hán – Việt ( là cách đọc chữ Nho của người Việt Nam ) và dịch nghĩa.


          Để tiện lưu giữ, in ấn và phổ biến đến nhiều người, năm 2010 tôi đã một lần nữa đến Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhờ chị Phạm Hương Lan rà lại bản dịch ( tiến sĩ Đỗ Thị Hảo đã nghỉ hưu), in một bản trên giấy dó để lưu trong Đình. Khi đó ông Hà Đắc Di chuyển cho tôi  tài liệu do Cụ Hà Đắc Thụy (1924 – 2008) đã dày công sao chép lại và dịch sơ bộ hệ thống câu đối, hoành phi ở Đình làng; tôi cũng nhận được từ Cụ Nguyễn Huy Hiên và ông Hà Đắc Di một số bài thơ tiêu biểu có liên quan đến quê hương và cuốn “ Làng Nga My Thượng” do ông Lê Quỳnh Lưu chủ biên, in, đóng quyển năm 2007. Tôi chợt nảy ra ý định biên soạn một cuốn tài liệu vừa mang tính tham khảo, vừa có ý nghĩa tuyên truyền, cung cấp cho những người yêu quê hương có ý định tìm hiểu sâu hơn. Bản chữ Hán, bản phiên âm và bản tiếng Việt của Thần tích, tôi lập bảng, chia đoạn để cạnh nhau cho dễ đối chiếu, tạo điều kiện cho những người không biết chữ Hán tham khảo; Hệ thống câu đối, hoành phi, cuốn thư, tôi về Đình chụp ảnh toàn bộ, kết hợp với tài liệu do cụ Hà Đắc Thụy để lại, tôi nhờ Viện Hán Nôm dịch và tôi sắp xếp hoàn chỉnh theo ý nguyện của cụ Hà Đắc Thụy để đưa vào tài liệu. Những điều tôi nghiên cứu có liên quan đến Thần tích, tôi cũng mạnh dạn chép vào đây, tạo tiền đề cho sự tìm hiểu, nghiên cứu tiếp theo của các bậc chuyên gia và các thế hệ trẻ sau này.

             Trong các câu đối ở Đình làng, qua hai câu  đối:


Hữu mạc quan nghi tăng lẫm liệt

Cô Lê quốc tế thượng hinh hương

và:

Thần công phô luyện tham thiên địa

Quốc tế hinh hương vĩnh trụ duy

   
    có thể hiểu, đời nhà Lê và có lẽ có một thời kỳ đời nhà Nguyễn, hai vị Đại vương Thành hoàng làng ta đã từng được tế lễ theo nghi thức cấp quốc gia ( quốc tế) do Triều đình chủ tế.


Một đóng góp nho nhỏ, như một nén hương thơm dâng lên Nhị vị Thành Hoàng, một tâm tư đau đáu  gửi  về quê hương. Những gì không mất, còn lại trong tôi từ thuở ấu thơ cho đến ngày nay, sau hơn 50 năm xa quê, những gì tôi mới tiếp nhận được ở cái tuổi “ Lục thập nhi nhĩ thuận” (Sáu mươi tuổi nghe thuận lẽ trời) đều đáng quý, đáng trân trọng và tôi coi đó là “Hồn quê” trong tôi.


    Dấu tích Quán Dưới, Quán Trên, nơi các Ngài “hành tại NgaMy” còn dấu vết, Khu Đống còn kia, Xứ Nang còn đó, dòng Hát giang tuy chẳng cuộn sóng như xưa, nhưng lòng người dân xứ Nga My vẫn thủy chung sau trước, vẫn như ngọn núi vươn giữa trời cao, cùng với đồng bào của mình gìn giữ và xây dựng non sông tạo nên Đất Nước Việt Nam này.


      Với sự thành kính trước các bậc Tiền Nhân, tấm lòng tha thiết với quê hương, lấy điểm tựa từ trong quá khứ, mong mỏi quê hương ta ngày càng  giàu đẹp để những người con lấy chỗ đi về.


Xin cám ơn sự cộng tác chặt chẽ của Ban Khuyến học, của cụ Nguyễn Huy Hiên, cụ Hà Trọng Huấn, ông Hà Đắc Di đã giúp nhiều tư liệu và động viên người biên soạn tài liệu này.


                                      Hà Nội ngày  08 tháng 9 năm 2010

                             (Tức ngày 01 tháng Tám năm Canh Dần)

                                                  TS. Nguyễn Đình Đức


 



Phần một.

BẢN CHỤP NĂM TRANG THẦN TÍCH VIẾT TAY

Ông Nguyễn Hữu Dực phụng sao tại Đền Hùng.

vào năm Kỷ Hợi, nước Đại Nam, Niên hiệu Thành Thái 11 ( 1899)

(Do cụ Nguyễn Huy Hiên sưu tầm phô tô lại),














Phần hai
BẢN VI TÍNH ĐÃ IN ĐÓNG QUYỂN TRÊN GIẤY DÓ
( Do TS. Nguyễn Đình Đức kính sao lại)


Trang 1






Trang 2




 

















Trang 3




使
使
龍 編
使



Trang 4

忿
退
使
                                          
Trang 5








使






























Phần ba
BẢN IN ĐỐI CHIẾU
Chữ Hán – Phiên âm – Dịch nghĩa
( Do TS. Nguyễn Đình Đức thực hiên)


Chữ Hán


Âm Hán -Việt
Dịch nghĩa
漢 昭  帝 辰 至 哀 帝 朝 二 位 大  王 艮 支 部 上 等    禮 部 正 本 上 村 奉 事

Hán Chiêu đế thời chí Ai đế triều nhị vị đại vương Cấn chi bộ thượng đẳng quốc Lễ bộ chính bản Thượng thôn phụng sự
Sự tích hai vị Đại Vương thời Hán Chiêu Đế ( - 86 ) đến Hán  Ai Đế (-6) (thuộc chi Cấn bộ Thượng đẳng ). Bản chính của Bộ Lễ Quốc triều. (thôn Thượng thờ phụng).
漢 昭 帝 辰 內 地 龍 編 猶 屬 我 國 間 有 鄧 公 諱 運 其 先 受 封 世 承 資 蔭 配 本郡 人 謝 氏 諱 謹
傳 家 詩 禮 累 世
簪 纓 所 謂 當 門
  而 配
  公 課 童 頗 精 醫
術 樂 行 善 事
好 賑 濟




 Hán Chiêu đế thời nội địa Long Biên do thuộc ngã quốc, gian hữu Đặng Công huý Vận, kì tiên thụ phong, thế thừa tư ấm. Phối bản quận nhân Tạ thị Huý Cẩn, truyền gia thi lễ, luỹ thế trâm anh, sở vị đương môn nhi phối.
Công khoá đồng phả tinh y thuật, lạc hành thiện sự, hiếu chẩn tế.

     Thời Long Biên nước ta còn nội thuộc vua Hán Chiêu Đế. Bấy giờ có ông họ Đặng, tên húy là Vận, tổ tiên được tước phong, con cháu nối đời tập ấm. Ông lấy người trong quận họ Tạ, tên huý là Thị Cẩn, cũng là con nhà thi lễ, dòng dõi trâm anh, thật là môn đăng hộ đối., Ông dạy học song lại giỏi chữa thuốc thường thích làm việc thiện và cứu giúp những người nghèo khổ.
公 年 六     
年 四 十 餘 女 子 数 人 男 子 尚 晚
以 侄 光 公 生 於 己 酉 年 正 月 初 九 日 卯 時 早 失 怙 恃 携 來 撫 養
Công niên lục tuần, Tạ thị niên tứ thập dư, nữ tử sở nhân; nam tử thượng vãn. Dĩ điệt Quang công ( sinh ư Kỷ Dậu niên chính nguyệt sơ cửu nhật Mão thời) tảo thất hỗ thị, hồ lai phủ dưỡng
Ông đã ngoài 60, vợ cũng ngoài 40 tuổi mà chỉ sinh được mấy người con gái, chưa có con trai. Vì thế ông bà đem người cháu tên là Quang ( sinh giờ Mão, ngày mồng 9 tháng Giêng năm Kỷ Dậu ) vốn không có nơi nương tựa về nuôi.


後 生 善 公
 於 甲 午 年 十 一
月 十 二 日 丑
相 貌 殊
常 天 資 穎 異
三 歲 知 禮 義 能
敬 讓 聞 學 而
知 聰 音 而 審 七
歲 入 學 十 有 三
歲 通 史 子 頗 知 武 藝 當 辰 士 子 多
嘆 服 之 共 稱 為
聖 童
    
 Hậu sinh Thiện công ( sinh ư Giáp  Ngọ niên thập nhất nguyệt thập nhị nhật Sửu thời), tướng mạo thù thường, thiên tư dĩnh dị. Tam tuế chi lễ nghĩa, năng kính nhượng, văn học nhi chí, thính âm nhi thẩm. Thất tuế nhập học, thập hữu tam tuế thông sử tử, phả tri võ nghệ. Đương thời sĩ tử đa thán phục chi cộng sinh vi Thánh đồng.


      
   Về sau ông bà sinh hạ được ông Thiện ( sinh giờ Sửu, ngày 12 tháng 11 năm Giáp Ngọ), tướng mạo  khác thường, thông minh dĩnh ngộ. Mới 3 tuổi đã hiểu lễ nghĩa, biết kính, nhường, nghe học đã thuộc, nghe nhạc nhớ ngay. Bảy tuổi đến trường học, 13 tuổi thông hiểu sử sách, lại giỏi cả võ nghệ, sĩ tử đương thời đều bái phục và xưng tụng là Thánh đồng.


十 有 八 歲 考 妣
皆 殂 落 甲 申 年
五 月 初 五 日
三 年 喪 畢 公 與
從 弟 光 公 潛
心 墳 典 教 悔
士 民

  

Thập hữu bát tuế khảo tỷ giai tổ lạc (Giáp Thân niên, ngũ nguyệt sơ ngũ nhật).
Tam niên tang tất, công dữ tòng đệ Quang công tiềm tâm phần điển, giáo hối
sĩ dân.

    
 Năm 18 tuổi, cha mẹ đều qua đời ( ngày mùng 5 tháng 5 Giáp Thân). Ba năm cư tang xong, ông cùng người em họ là Quang rất quan tâm đến việc đạo nghĩa để dạy dỗ sĩ dân.


聞 交 州 教 化
未 明 綱 疇 未 叙
公 循 循 然 善
誘 之 而 後 民 知 禮 義 也 南 州 华
風 公 之 功 也



  Văn Giao Châu giáo hóa vị minh, cương trù vị tự, công tuần tuần nhiên thiện dụ chi nhi hậu dân tri lễ nghĩa dã. Nam Châu hoa phong công chi công dã.



Nghe tin ở Giao Châu giáo hóa chưa được rõ ràng, tôn ty trật tự chưa có nề nếp, ông dần dần đem điều thiện cải hóa mọi người, khiến dân chúng sau này đầu biết lễ nghĩa, phong tục tốt đẹp ở Nam Châu đều nhờ công lao của ông.



民 皆 慕 之 共 推
為 州 長 辰 漢
昭 帝 命 周
章 為 交 州 太
守 章 聞 公 教
化 服  人 為 之 疏 舉 漢 帝 大 喜 之 封
 列 侯
  

Dân giai mộ chi cộng xung vi Châu trưởng. Thời Hán Chiêu Đế mệnh Chu Chương vi Giao Châu Thái thú. Chương văn công giáo hóa phục nhân vi chi sớ cử. Hán Đế đại gia chi phong liệt Hầu.



           Dân chúng rất kính trọng, suy tôn ông làm Châu trưởng. Lúc đó vua Chiêu Đế nhà Hán sai Chu Chương làm Thái thú Giao châu. Nghe tin ông đã dạy dỗ và được dân cảm phục, liền dâng sớ tiến cử, vua Hán rất khen ngợi, phong cho ông vào hàng các quan lớn tước Hầu.



公 既 受 命 行
縣 邑 觀 民 風
滴 至 江 津 娥 媚
寨 見 民 樸 陋 學
術 寡 聞 乃 傳 
設 行 在 于 津 次
教 以 文 字 纔 一 年 民 皆 慕 之



Công ký thụ mệnh hành huyện ấp quan dân phong, thích chí giang tân Nga My trại kiến dân phác lậu học thuật quả văn, nãi truyền thiết hành tại vu tân thứ giáo dĩ văn tự. Tài nhất niên dân giai mộ chi.


Nhận chức xong, ông liền đi thăm thú các huỵện ấp, xem xét dân tình. Chợt đến Trại Nga My bên bờ sông, thấy dân chúng nơi đây chất phác, ít được học hành, ông bèn truyền lệnh dựng nhà ngay trên bờ sông để dạy dân chữ nghiã. Mới được một năm, dân ở đây ai cũng kính trọng ông.




值 珠 涯 儋 耳
蒼 梧 廣 信
番 禺 麓 冷 七
郡 長 作 亂  
動 民 生 帝 聞 之
咨 廷 臣 疇 能 了
以 為 本 州

Trị Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Thượng Ngô, Quảng Tín, Thẩm Ngu, Lộc Lãnh, thất quận trưởng tác loạn; tao động dân sinh. Đế văn chi tư đình thần trù năng liễu thử. Di vĩ bản châu



Gặp lúc quận trưởng của 7 quận: Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Thương Ngô, Quảng Tín, Phiên Ngung, Lộc Lãnh nổi loạn, đời sống của dân chúng náo động. Vua biết tin, hỏi ý các đình thần để trù tính kế sách dẹp giặc.

太 守 岑 彭 舉
公 德 望 服 人
必 能 安 集 帝 許
之 命 為 州 守 使
平 賊
公 乃 委 光 公 娥 媚 行 在
代 公 教 民
選 得 家 下 五 百
餘 移 檄 諸 郡 縣
來 附 者 以 萬 数 刻 日 直 擣 九 真
命 將 士 分 屯
坚 守 不 得 挑 戰
因 遣 文 吏 移 檄
誘 之 曉 以 信 義
示 以 祸 福 賊 聞
之 感 悟 束 甲 來
  郡 告 平
公 遂 振 旅 還 府 (
 龍 編 地 )


Thái thú Sầm Bành cử
công đức vọng phục nhân tất năng an tập, Đế hứa
chi mệnh vi Châu thú sử bình tặc.
Công nãi ủy Quang công Nga My hành tại đại công giáo dân,






 tuyển đắc gia hạ ngũ bách dư, di hịch chư quận huyện, lại phụ giả dĩ vạn sổ. Khắc nhật trực đảo Cửu Chân, mệnh tướng sĩ phân dồn kiên thủ bất đắc khiêu chiến.



Nhân khiển văn lại di hịch dụ chi, hiểu dĩ tín nghĩa ,
 thị dĩ họa phúc, tặc văn
chi cảm ngộ thúc giáp lai hàng.




Thất quận cáo bình, công toại chấn lữ hoàn phủ ( tức Long Biên địa).



Thái thú bản Châu là Sầm Bành biết ông là người đức độ, được dân mến phục, ắt có thể dẹp được loạn, liền tiến cử vua. Nhà vua ưng thuận sai ông làm chức Châu thú đem quân đi dẹp giặc. Ông bèn trao cho ông Quang thay mình ở lại hành tại Nga My dạy dỗ, giáo hóa dân. Đồng thời ông tuyển chọn được hơn 500 gia thần đi theo. Ông lại truyền hịch đi các quận huỵện, người tình nguyện đi theo kể tới vài vạn; ấn định ngày giờ, đoàn quân tiến thẳng đến áp đảo quận Cửu Chân. Ông lệnh cho tướng sĩ chia nhau đóng đồn kiên thủ không ra khiêu chiến. Nhân đó lại sai quan văn viết hịch , lấy tín nghĩa để hiểu dụ, lấy họa phúc để răn đe giặc.
      Nghe những lời lẽ xác đáng, bọn giặc tỉnh ngộ bó giáo lai hàng, 7 quận trở lại yên ổn thanh bình, ông bèn  chỉnh đốn quân sĩ trở về phủ ( tức đất Long Biên).
 

自 公 為 太 守 刑
罰 清 省 民 皆 安
業 公 暇 復 詣
娥 媚 行 在 曉 人
以 恩 誼 民 皆 拜 謝 請 因 此 今 為 生
祠 後 為 祀 所
公 許 之 遂 與
光 公 並 回 州
縣 使 代 致 貢 于
漢 帝 因 命 光 公 從 府 事
 



Tự công vi Thái thú, hình phạt thanh tỉnh, dân giai an nghiệp. Công hạ phục nghệ Nga My hành tại hiểu nhân dĩ ân nghị, dân giai bái tạ thỉnh nhân thử kim vi sinh từ, hậu vi tự sở.





Công hứa chi, toại dữ
Quang công tịnh hồi châu huyện, sử đại chí cống vu Hán Đế, nhân mệnh Quang công tòng phủ sự.


 
 Từ khi ông làm Thái thú, hình phạt được giảm nhẹ, dân chúng đều an cư lạc nghiệp. Lúc rảnh việc, ông lại trở về hành tại Nga My giảng giải cho dân những điều ân nghĩa, dân chúng đều bái tạ, nhân xin lấy chỗ hành tại, khi ông sống thì làm sinh từ, khi ông mất sẽ làm nơi thờ phụng. Ông ưng thuận rồi cùng ông Quang trở về Châu huyện, sai thay mình đến cống vua Hán, đồng thời cho ông Quang làm việc ở phủ. 
  


辰 公 年 七 旬 
一 日 坐 府 堂
忽 見 赤 光 自 身
中 出 騰 空 自
變 即 日 無 疾 而 没 (丙 午 年 八
初 十 日 )
光 公 以 事 聞
帝 遣 使 諭 祭 葬 于 此 地 (龍 編 )
封 福 神 準
府 民 立 廟 祀 之
餘 如 九 真 南 海
日 南 海
娥 媚 等 處 
嘗 被 公 教 化
者 皆 迎 美 字
奉 事

   


 Thời công niên thất tuần, nhất nhật tọa phủ đường, hốt kiến xích quang tự thân trung xuất đằng không tự biến, tứ nhật vô tật nhi một ( Bính Ngọ niên bát nguyệt sơ thập nhật).





Quang công dĩ sự văn,
Đế khiển  sớ dụ tế tang vu thử địa ( Long Biên), sắc phong phúc thần, chuẩn hứa phủ dân lập miếu tự chi.




Dư như Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Nga My đẳng xứ thường
bị công giáo hóa giả, giai nghênh mỹ tự phụng sự.




Lúc đó ông đã 70 tuổi, một hôm đang ngồi ở phủ đường, ông bỗng thấy một luồng ánh sáng đỏ từ trong người bay vút lên không trung rồi biến mất. Ngày hôm đó, ông không bệnh tật gì mà hóa ( vào ngày 10/8 năm Bính Ngọ). Ông Quang đem sự việc tâu lên, vua sai sứ đến tế và an táng ngay ở đó (Long Biên), lại phong cho làm phúc thần cho dân phủ lập miếu thờ phụng. Ngoài ra những nơi như Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Nga My, thường được hưởng sự giáo hóa của ông đều được rước mỹ tự về thờ phụng.


公 没 後 漢 帝
因 命  光 公
權 掌 府 事
至 哀 帝 辰 鄧
讓 為 都 護 太 守
值 王 莽 亂 讓 遣
公 將 兵 守 關

   
Công một Hậu Hán Đế nhân mệnh Quang công quyền chưởng phủ sự.


Chí Ai Đế thời Đặng Nhượng vi đô hộ Thái thú, trị Vương Mãng loạn, Nhượng khiển công tương binh thủ quan.


Sau khi ông qua đời, vua Hán sai ông Quang thay quyền cai trị ở phủ. Đến thời vua Ai Đế nhà Hán, Đặng Nhượng làm Thái thú đô hộ, gặp lúc Vương Mãng nổi loạn, Đặng Nhượng sai ông Quang đi trấn giữ cửa ải.


公 兵 方 至 山
南 不 意 漢 兵 悴 至 公 曰 漢 兵 方
拒 莽 何 故 往 南
使 閉 關 不 納
 

Công binh phương chí Sơn Nam bất ý Hán binh tụy chí, công viết: Hán binh phương cự Mãng hà cố vãng Nam, sử bế quan bất nạp.

  

Quân ông vừa đi đến Sơn Nam, bất ngờ quân Hán rầm rập kéo đến. Ông nói, quân Hán đang đánh nhau với Vương Mãng thì cớ gì lại kéo sang nước Nam, liền sai đóng cửa quan không cho vào.


漢 將 大 忿 破
關 門 直 進 入
公 見 漢 兵 盛
至 即 引 兵 退
回 娥 媚 行 在
 
Hán tướng đại phẫn phá quan môn trực tiến nhập cảnh.



Công kiến Hán binh thịnh chí, tức dẫn binh thoái hồi Nga My hành tại.


   
  Tướng Hán rất tức giận sai phá cửa quan tiến thẳng vào địa phận nước ta. Thấy quân Hán cứ aò ào kéo vào, thế rất mạnh, ông lập tức rút quân về Nga My.



無 何 漢 兵 夜 至 重 圍 公 騎 馬 拒 戰 解 圍 出 至 路 旁 仰
天 嘆 曰 人 臣 事
君 必 死 無 二 不 圖 至 此 知 我 者 其 天 乎 遂 殂 于  埬 處 (丁 未 年 二 月 初 十 日)


Vô hà Hán binh dạ chí trùng vi, công kỵ mã cự chiến giải vi, xuất chí lộ bàng, ngưỡng thiên thán viết: nhân thần sự quân tất tử vô nhị, bất đồ chí thư tri ngã giả kỳ thien hồ, toại tồ vu Khu Đống xứ ( Đinh Mùi niên nhị nguyệt sơ thập nhật).


      Chẳng bao lâu quân Hán đến kịp, nhân lúc đêm tối, chúng bủa chặt vòng vây. Ông cưỡi ngựa xông ra cự chiến, đến bên đường, ông ngửa mặt lên trời mà than rằng : Kẻ bề tôi thờ vua dẫu chết vần không hai lòng, không ngờ đến nông nỗi này, có lẽ chỉ có trời mới hiểu ta chăng; nói rồi ông hóa ở xứ Khu Đống ( nhằm ngày 10/2 năm Đinh Mùi).


頃 間 江 濤
涌 沸 蛟 鱉 迭
出 漢 兵 皆 驚
遂 引 去 鄧 讓
親 率 七 郡 酋
長 討 賊 莽 兵
不 復 侵
自 光 公 没 邑 民
奉 事 二 公 皆 在
寨 所



Khoảnh gian giang đào dũng phí, giao miết điệt xuất, Hán binh giai kinh toại dẫn khứ. Đặng Nhượng thân xuất thất quận tù trưởng thảo tặc, Mãng binh bất phục xâm.




Tự Quang công một ấp dân phụng sự nhị công giai tại trại sở.


        Trong khoảnh khắc, nước sông cuộn sóng sôi sùng sục, thuồng luồng, ba ba nổi đầy mặt nước. Quân Hán kinh sợ bèn bỏ chạy. Đặng Nhượng đích thân chỉ huy tù trưởng lấy quân đi dẹp giặc, quân Vương Mãng không dám kéo đến xâm lược nữa. Từ khi ông Quang qua đời, dân ấp thờ phụng cả hai người  ở trại Nga My.


至 平 帝 聞 公 名
绩 表 見 於 漢 帝
有 功 乃 遣 使 敕
封 贈
封 善 元 公 濟 世 護 國 大 王
一 封 光 來 公 翊 運 顯 祐 大 王
準 娥 媚 九 真 日 南 海 陽 諸 祠 同 奉 事


Chí Bình Đế văn công danh tích biểu hiện, ư Hán Đế hữu công, nãi khiển sứ sắc phong tặng:

    - Phong “ Thiện Nguyên Công, Tế thế, Hộ quốc, Đại Vương”;
     Nhất phong “ Quang Lai Công, Dực vận, Hiển hựu, Đại Vương”.

  Chuẩn Nga My, Cửu Chân, Nhật Nam, Hải Dương chư từ đồng phụng sự.



Đời Bình Đế, nghe tiếng các ông có nhiều công tích với nhà Hán, bèn sai sứ ban sắc phong tặng là:


-         Thiện Nguyên Công, Tế thế, Hộ quốc, Đại vương
-         Quang lai công, Dực vận Hiển hựu, Đại vương

      Cho phép các đền ở Nga My, Cửu Chân, Nhật Nam, Hải Dương cùng thờ phụng hai ông.


大 南 成 泰 拾
壹 年 龍 飛 己 亥
吉 月 吉 日
阮 有 翼 奉 抄
本 邑 上 下 二
村 奉 祀

  
 Đại Nam Thành Thái thập nhất niên long phi, Kỷ Hợi, cát nguyệt, cát nhật (Nguyễn Hữu Dực phụng sao).
 Bản ấp Thượng Hạ nhị thôn phụng sự.

       Ngày lành, tháng tốt, năm Kỷ Hợi, nước Đại Nam, Niên hiệu Thành Thái 11 ( 1899), Nguyễn Hữu Dực phụng sao, dân chúng hai thôn của bản ấp thờ phụng.

城 隍 上 等
大 王 事 跡 依 如
由 舊 本
落 這 本 新
雄 王 祠 领 抄
故 奉 抄 一 本 以
廣 其 傳 云 爾 
內 纸 五 張
.

     
Thành Hòang thượng đẳng Đại Vướng sự tích y như chính bản ( do cựu bản thất lạc, giá bản tân tạo).



Hùng Vương từ lĩnh sao. Cố phụng sao nhất bản dĩ quảng kỳ truyền vân nhĩ ( nội chỉ ngũ trương)


     Sự tích Đại vương Thành Hoàng thượng đẳng y như bản chính. ( Bản chính cũ bị thất lạc, bản này do mới đến đền Hùng xin sao lại để lưu truyền rộng rãi, bản sao gồm năm trang.



Phần bốn
HỆ THỐNG CUỐN THƯ - HOÀNH PHI - CÂU ĐỐI
Đình làng Nga My Thượng
[ Do Cụ Hà Đắc Thụy ( 1924 – 2008) sao chép, sơ dich 
 TS. Nguyễn Đình Đức vi tính, tổ chức phiên âm, hoàn thiện dịch]




Ảnh: Nguyễn Đình Đức




CUỐN THƯ 1
巍 峨 亭 宇 對 乾 坤
神 妙 圖 書 不 盡 言
陟 降 仰 古 步 初 大
重 新 點 綴 壯 花 村
Phiên âm
Nguy nga đình vũ đối càn khôn
Thần diệu đồ thư bất tận ngôn
Trắc giáng ngưỡng cổ bộ sơ đại
Trùng tân điểm xuyết tráng hoa thôn

Dịch nghĩa

Miếu điện nguy nga sánh cùng trời đất
Bức vẽ thần diệu khó tả thành lời
Lên xuống cung kính chiêm bái đức lớn
Tu sửa lại điểm xuyết cho thôn Hoa thêm hào tráng.




CUỐN THƯ 3.
山 德 海
Phiên âm
Đức Hải Sơn
Dịch nghĩa
Đức lớn tựa non bể


HOÀNH PHI 1
(Tại hậu cung)
祠 靈 上 峨
Phiên âm
Nga Thượng Linh Từ
Dịch nghĩa
Đền thiêng Nga Thượng 



 HOÀNH PHI 2


大 兩 天 參
Phiên âm
Tham Thiên Lưỡng Đại
Dịch nghĩa
Bao trùm khắp cõi trời đất.

ĐÔI CÂU ĐỐI TƯỜNG TIỀN HẬU CUNG
( HAI BÊN NGOÀI)
MIẾU
TẢ
ĐƯỜNG
HỮU
TĂNG
SỞ
HOÁN
NGHI
BIỆT
TÂN
QUY
Y
ĐẠC

Dịch nghĩa
Bên phải bên trái đã được sắp xếp như mới
Miếu đường rực rỡ càng tăng thêm vẻ quy mô




CÂU ĐỐI Ở TƯỜNG TIỀN HẬU CUNG
( ĐÔI Ở GIỮA)

BẮC
NAM
TRIỀU
NGẠ
PHIÊN
TINH
TRẤN
HOA
HÁCH
CHUNG
HẠO
LINH
KHÍ

Dịch nghĩa
Tinh hoa ở đất Nam Ngạ chung đúc nên hạo khí
Giữ phiên trấn ở Bắc triều dấu tích còn linh thiêng hiển hách.


CÂU ĐỐI Ở CỘT HIÊN HẬU CUNG
( CỘT NGOÀI)
NHƯỢC
DƯƠNG
NĂNG
TẠI
NGÔN
THƯỢNG
HỒ
DỮ
VẠN
LƯỠNG
TUẾ
NGHI
GIẢ
ĐỒNG
TAM
LẠC
Dịch nghĩa
Mênh mang ở trên cao cùng hợp với hai khí âm dương
Nếu có thể nói ra được hết thì muôn thuở vẫn còn được cả ba[1]
                                                                                            

CÂU ĐỐI Ở CỘT HIÊN HẬU CUNG
( CỘT  TRONG)

NGUYỆT
THIÊN
ẢNH
QUANG
ĐOÀN
ẨN
VIÊN
ƯỚC
SẮC
TÌNH
VỊ
NGHIÊN
HẠN



Dịch nghĩa
Ánh sáng trên trời lấp lánh tình cảm dài vô hạn
Mảnh trăng tròn vành vạnh sắc vẻ thực tốt tươi.




CÂU ĐỐI CỘT TRỤ HẬU CUNG
TRANH
MẬT
VANH
THÔNG
CỔ
LONG
MIẾU
BIỂN
ĐIÊU
TƯỜNG
THỦY
HỌA
ĐỐNG
PHONG
THỊ
ĐA
VĂN
CẢNH
CHƯƠNG
SẮC
Dịch nghĩa
Long biển đều thông tỏ hết nước biếc non xanh hiện nhiều cảnh sắc
Ngôi cổ miếu cao sừng sững tường vẽ tranh cột chạm trổ ấy là văn chương.


QUỐC
THẦN
TẾ
CÔNG
HINH
PHỔ
HƯƠNG
LUYỆN
VĨNH
THAM
TRỤ
THIÊN
DUY
ĐỊA
Dịch nghĩa
Công lao của tôn thần đóng góp cùng trời đất
Tế lễ quốc gia rực rỡ trang nghiêm mãi mãi vững bền
CÔNG
ĐỨC
CAO
ĐẠI
HỘ
AN
QUỐC
DÂN
VẠN
THIÊN
NIÊN
CỔ
TRƯỜNG
THỊNH

Dịch nghĩa
Đức lớn yên dân ngàn năm thịnh
Công cao giúp nước muôn năm dài.
( Đức lớn yên dân ngàn đời thịnh;   Công cao giúp nước vạn năm dài)                       
                     
                 


[1] tam giả: tức là trời – người – đất
 

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn những tư liệu quý của tác giả.
    Xin xem bình luận về các vị thành hoàng ở Nga My Thượng:
    https://hungvietsuquan.blogspot.com/2018/11/cac-vi-nam-giao-hoc-to-ben-song-hat.html

    Trả lờiXóa