Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Huy Thông - Nghĩa Lộ


 Huy Algie



 Bên trời Phi




 Nhớ Nghĩa Lộ

                                                                           


Thông 1972

Huy 19 tuổi
 Huy Nghĩa lộ



 Thông 84

Cựu binh Mỹ Ronald L. Haeberle: Tôi phải nói ra sự thật!

phapluattp 26/10/2011 - 00:40

“Cái chết tức tưởi của người dân trong ngày thảm sát là nỗi ám ảnh, thúc giục tôi phải công bố những bức ảnh ấy ra ánh sáng” - Ronald L. Haeberle.
LTS: Ngày 24-10, cựu binh Mỹ Ronald L. Haeberle, tác giả của những bức ảnh Mỹ Lai chấn động thế giới, đã trở lại Sơn Mỹ (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Câu chuyện thảm sát năm xưa một lần nữa khiến chúng ta phải nhói đau, thổn thức.
Thực ra sau cuộc chiến tranh VN, Ronald L. Haeberle đã đến Sơn Mỹ vào năm 2000 với tư cách khách du lịch. Ông âm thầm xem những bức ảnh, xem cánh đồng làng nơi mà trong vụ thảm sát ấy ông ghi lại qua ống kính và cảm nhận sự hồi sinh của mảnh đất mà ông cho rằng đó là một phần của chính mình. Tuy vậy, Ronald L. Haeberle vẫn còn quá ít những thông tin về Mỹ Lai sau chiến tranh và phải đợi đến lần trở lại này.
Quá khứ đau lòng
Trong câu chuyện buổi sáng 24-10, tại khách sạn Petro Sông Trà nằm ở bờ nam cầu Trà Khúc (TP Quảng Ngãi), Ronald L. Haeberle hỏi rằng sự trở về của ông có làm người dân Sơn Mỹ tức giận hay không. Nhiều người “trấn an” ông rằng mặc dù ông là phóng viên quân đội Mỹ, từng làm nhiệm vụ ghi hình “đếm xác” nhưng những bức ảnh của ông đã giúp phơi bày một sự thật đau lòng: 504 người dân Sơn Mỹ bị quân đội Mỹ thảm sát được đưa ra ánh sáng và cho đến bây giờ nhiều du khách trong nước lẫn nước ngoài đến tham quan Sơn Mỹ đều xúc động. Vì vậy, sự “trở về” của ông là điều mong đợi của nhiều người. Như nhiều cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh VN, từng hiểu nỗi đau của người dân Sơn Mỹ, Ronald L. Haeberle đã nói lời xin lỗi về những gì đã xảy ra trong quá khứ ở Mỹ Lai.
Đến Sơn Mỹ, Ronald L. Haeberle đi dạo trong khuôn viên khu chứng tích. Ông dừng lại lâu hơn dưới chân tượng đài Sơn Mỹ và con mương nhỏ mà năm đó ông đã chụp bức ảnh ngập xác 170 người. Sau đó, ông lặng nhìn khu vực xóm Làng, thôn Thuận Yên - nơi buổi sáng hôm đó ông đã từng chụp những xác người ngập chìm trong máu. Như bao người hiểu việc mình làm, ông hối tiếc: “Trong buổi sáng đó còn có ảnh một người mẹ trẻ ẵm con bị quân đội Mỹ bắn chết rất gần mà tôi không chụp được”.
Ronald L. Haeberle cùng Việt kiều Đức Trần Văn Đức xem những bức ảnh của Ronald L. Haeberle trong Khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: VÕ QUÝ
Rồi khuôn mặt ông vui lên khi thấy trong nhà trưng bày Khu chứng tích Sơn Mỹ có treo bức ảnh của ông với lời chú thích trang trọng về tác giả. Ông kể nhiều về bức ảnh ông chụp được khi trái lựu đạn được ném đi vẫn còn chưa nổ.
Nỗi ám ảnh khôn nguôi
Ronald L. Haeberle cho hay đơn vị ông đóng quân ở Đức Phổ và ông theo cuộc hành quân để ghi lại những gì mà quân đội Mỹ đã làm. Tuy vậy, mãi đến hơn một năm sau, những bức ảnh của sự thật này mới được công bố trên tạp chí Life. Điều đó được Ronald L. Haeberle cắt nghĩa: Những người Việt mà trước đó ông gặp rất thân thiện, nhất là trẻ em có đôi mắt rất sáng và nụ cười hồn nhiên. Cái chết tức tưởi của họ dưới nòng súng của quân đội Mỹ trong ngày thảm sát là điều bức xúc và là nỗi ám ảnh, thúc giục ông đi đến quyết định công bố những bức ảnh trên tạp chí Life vào năm 1969.
Sau khi công bố, ông đã gặp rắc rối từ phía quân đội Mỹ và phải đến hầu tòa án với tư cách là nhân chứng. Tuy vậy, từ lúc đó cho đến bây giờ, Ronald L. Haeberle vẫn luôn tâm niệm rằng đó là sự thật và ông phải nói ra sự thật mà thôi.
Hỏi chuyện nghề, Ronald L. Haeberle khiêm nhường nói: “Việc của tôi làm cũng bình thường thôi. Bởi những cuộc chiến tranh xảy ra ở Afghanistan, Iraq cũng sẽ có người khác làm. Tuy vậy, vấn đề là khoảnh khắc và những người thực hiện có công bố về sự thật mà mình chứng kiến hay không”.
Một bức ảnh về vụ thảm sát. Ảnh: RONALD L. HAEBERLE
Ronald L. Haeberle dưới chân tượng đài Sơn Mỹ. Ảnh: VÕ QUÝ
Sau vụ thảm sát ở Sơn Mỹ, ông đã giải ngũ và làm nghề kinh doanh. Công việc tiến triển tốt. Sau những ngày làm công việc kinh doanh, Ronald L. Haeberle cũng đã tham gia những tour du lịch đến vùng Đông Nam Á. Nhưng ông vẫn nhớ nhiều đến Sơn Mỹ và mong muốn trở lại Việt Nam, trở lại Sơn Mỹ - nơi ông có những ấn tượng sâu đậm.
Đó là lời cắt nghĩa của ông khi trở lại Sơn Mỹ vào năm 2000. Còn bây giờ Ronald L. Haeberle vui và cho rằng Quảng Ngãi có nhiều đổi thay so với 10 năm trước.
Lần trở về này ngoài việc thăm lại Sơn Mỹ và một số vùng ông từng hành quân như xã Bình Tân (huyện Bình Sơn), còn một việc khác là góp phần làm sáng tỏ ai là người trong bức ảnh hai anh em nằm trên cánh đồng trong buổi sáng kinh hoàng năm đó mà ông chụp được (Việt kiều Trần Văn Đức cho rằng chính mình và em gái là nhân vật trong bức ảnh).
Ronald L. Haeberle cho hay: Sơn Mỹ là một phần của đời ông. Dù mới trở lại hai ngày ở Mỹ Lai nhưng ông nhận rõ hơn về sự thân thiện của người Việt, về những việc mình đã làm.
* * *
Sau khi biết Ronald L. Haeberle về Quảng Ngãi, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh này đã tặng hoa và tập sách Địa chí Quảng Ngãi cho Ronald L. Haeberle. Phó Giám đốc Sở Cao Chư đã cảm ơn Ronald L. Haeberle về những bức ảnh chụp ở Sơn Mỹ trong cuộc chiến tranh VN. Ông Chư cũng đề nghị Ronald L. Haeberle hãy giúp Quảng Ngãi và VN những tư liệu, hình ảnh về cuộc chiến tranh VN để đáp ứng cho việc trưng bày tư liệu, hiện vật tại những bảo tàng, nhất là Khu chứng tích Sơn Mỹ.
“Chỉ là giết sạch”
Bức ảnh gây chấn động lương tri loài người. Ảnh: RONALD L. HAEBERLE
Trong vụ thảm sát tàn khốc ở Mỹ Lai có một số lính Mỹ đã dũng cảm đứng ngoài. Một trong số này là binh nhì Leonard Gonzales, người Mỹ gốc Mexico. Dưới đây anh trả lời Đại tá Bland West:
Gonzales: Đó là một ngày tàn sát, đơn giản là tàn sát, giết sạch mọi người.
Đại tá B West: Người ta nói rằng lệnh thảm sát được đưa ra nhằm xóa sạch ngôi làng được cho là cơ sở của Việt Cộng. Việc cào bằng ngôi làng để đạt được điều gì?
Gonzales: Chỉ là giết sạch.
Đại tá West: Giết sạch để không ai còn có thể sống ở đó và tiếp tay cho Việt Cộng?
Gonzales: Đúng thế. Chúng tôi nhận được lệnh nói rằng hãy giết sạch dân làng, giết tất cả, xóa sạch bất cứ cái gì và tất cả mọi thứ. Nhiệm vụ là xóa ngôi làng khỏi bản đồ, vậy thôi.
Đại tá West: Nguyên nhân có thể là do binh lính Mỹ mất kiểm soát chăng?
Gonzales: Không hẳn.
Đại tá West: Vậy tại sao vụ thảm sát lại xảy ra?
Gonzales: Để trả thù. Chúng tôi nghĩ rằng Việt Cộng nằm vùng tại đó và được dân chúng tiếp tay. Nhưng khi tàn sát ngôi làng, chúng tôi không thấy gì hết ngoài dân thường.
(Trích BBC tiếng Việt)
VÕ QUÝ

Khoa học: Bề ngoài có thể phản ánh kích thước 'cậu nhỏ'?


Sex, thường bị coi là điều cấm kị và rất khó để nói công khai, chính vì vậy mọi người lại càng tò mò. Điều bí mật này dẫn đến mỗi người có kết luận riêng, và không tiện mang ra hỏi mọi người để kiểm chứng. Hiện còn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm về mọi khía cạnh của tính dục. Chẳng hạn có thể kể ra 10 niềm tin về kích thước cậu nhỏ mà nhiều người tưởng là đúng.


Nhiều người cho rằng muốn biết “cái ấy” của người đàn ông to nhỏ ra sao, chỉ cấn biết số giày anh ta đi, chia 3, rồi lấy một nửa là biết liền. Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất. Thật là hài hước, vì chẳng có sự liên quan nào giữa kích thước dương vật với số giày, thể hiện kích thước bàn chân một người đàn ông.
9. Từ đầu ngón cái đến đầu ngón trỏ khi xoè bàn tay

Cách ước lượng này được một nhà tính dục nổi tiếng đưa ra, song cũng chỉ là tương đối. Theo ông ta, độ dài dương vật bằng khoảng cách giữa đầu ngón cái đến đầu ngón trỏ khi xoè bàn tay (hai ngón này tạo thành chữ L). Kể ra thì nhiều khi cũng trùng hợp thật, nhưng chẳng lấy gì làm chắc chắn.
8. Chiều cao


Nghĩ một cách giản đơn thì người đàn ông càng cao, “cái ấy” càng dài. Chiều cao tỷ lệ với số giày thì chắc chắn rồi, nhưng ta vừa nói, cỡ giày và dương vật không mấy liên quan thì chiều cao cũng vậy. Những thống kê cho thấy mối tương quan giữa hai thông số này quá mờ nhạt và không có gì là chắc chắn. Các cô gái chỉ căn cứ vào chiều cao hầu như chẳng tìm được một đối tác “tận tuỵ” đối với mình.
7. Ngón tay cái


Cũng có người nói rằng dương vật của người đàn ông bằng ba lần độ dài của ngón tay cái của anh ta. Tại sao những ba lần? Chỉ bảo bất cứ anh chàng nào đặt hai ngón tay cái lên bàn cho chạm nhau bạn đã thấy hai ngón cái nối liền đã “khủng’ rồi. Thỉnh thoảng thấy người ta giơ ngón cái lên , ý nói “OK” hay “Number one”, nếu bạn liên tưởng đến “cái ấy” thì sẽ… phát sợ.
6. Chủng tộc


Chủng tộc có thể là một yếu tố đặc trưng về nhiều phương diện nhưng riêng về bbộ phận sinh dục thì người ta có định kiến là “cái ấy” của người châu Phi luôn luôn đáng nể nhất. Đó chẳng qua chỉ là hạn chế về hiểu biết. Không nhất thiết cứ là người châu Á thì dương vật nhỏ, người châu Phi dương vật lớn và người châu Âu dương vật trung bình. Kích thước “của quý” không được mã hóa bằng màu da. Điều này không có cơ sở khoa học.
5. Từ ngấn cổ tay đến đầu ngón giữa


Thật khủng khiếp nếu chiều dài dương vật của người đàn ông bằng độ dài từ ngấn cổ tay đến đầu ngón tay giữa của mình như một lời đồn? Như vậy chiều dài ấy bằng đường kính của quả bóng rổ. Vậy anh cầu thủ bóng rổ có mặc được quần sooc đồng phục không.
Chẳng hạn cầu thủ bóng rổ Mỹ tên là Shaq, chiều dài từ ngấn cổ tay đến dầu ngón giữa của anh khoảng 27, 94 cm. Nếu “cậu nhỏ” dài gần 30 cm như vậy thì chắc Shaq phải cuốn lại như thắt lưng để chơi bóng rổ mà không bị hở, không bị vướng.
4. Giọng trầm


Chắc chắn giọng nói trầm là một yếu tố rất hấp dẫn để nam giới quyến rũ phụ nữ, tuy nhiên, chẳng có lý do gì để nói rằng người có giọng trầm thì kích thước dương vật dài. Chẳng lẽ những nam ca sĩ giọng trầm, hình dáng chẳng giống nhau chút nào, “của quý” lại cùng có một kích thước như con rắn biển sao? Thật vô lý quá.
3. Khuynh hướng tính dục


Có nhiều báo cáo rằng người đồng tính được trời phú cho có “cái ấy” dài hơn người dị tính. Tại sao lại thế? Một nhà nghiên cứu cho rằng hocmôn từ trước khi sinh đã ảnh hưởng đến kích thước và cấu trúc của cơ quan sinh dục cũng như cấu trúc của bộ não, và điều đó quyết định khuynh hướng tính dục. Khi đo thực sự thì hoá ra ngược lại. Kích thước trung bình cùa đàn ông là: 16,51cm thì của những người đồng tinh nam lại hơi thua kém chút ít, chỉ 14,73cm thôi.
2. Hãy nhìn vào kích thước lúc “nó” đang ngủ


Trên thực tế, sự khác biệt kích thước của dương vật khi “ngủ yên” và khi “xung trận” rất đáng kể. Nhiều người đàn ông khi bình thường dương vật rất nhỏ, nhưng khi cương cứng lại khá dài. Lại có người bình thường dương vật lớn, nhưng khi cương cứng nó không khác là mấy. Đó là chuyện bình thường. Cho nên nếu nhìn lén một người khi tiểu tiện, thấy “cậu bé” nhỏ xíu, tưởng lúc giao ban, anh ta quá kém cỏi và ngược lại thì quả là sai lầm.
1. Đánh giá theo tỷ lệ giữa các ngón tay


Một nghiên cứu tại Hàn Quốc đưa ra kết luận sau đây: Trên bàn tay phải, gọi 2D là chiều dài của ngón trỏ; 4D chiều dài của ngón đeo nhẫn (áp út). Lấy 2D chia cho 4D. Nếu con số thu được càng lớn hơn 1 thì kích thước dương vật càng dài.
Các nhà nghiên cứu cho biết đã thử nghiệm trên 114 người đàn ông khi họ làm phẫu thuật tiết niệu và đo ở thời gian họ đang bị gây mê. Giả sử có đúng đi chăng nữa thì kích thước dương vật của họ cũng đang ở trạng thái “mềm”. Mềm và cứng không tương ứng với nhau theo nhận xét vừa nói. Bởi vậy vẫn chưa đáng tin cậy.
Tóm lại tất cả cách ước đoán đều chẳng có cơ sở gì để tin là đúng. Nếu nhìn bề ngoài để xét đoán (để chọn một ông chồng theo sở thích mà coi “của quý của anh ta là một tiêu chuẩn) thì vẫn chưa phát hiện ra một quy luật chung. Nó vẫn còn là bí mật của riêng mỗi người cụ thể.
Nguyễn An

Đi tìm sự thật trong bức ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai


In Email
Cựu binh, phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle, tác giả những bức ảnh về vụ thảm sát Sơn Mỹ vừa trở lại Việt Nam nhằm xác nhận danh tính 2 đứa trẻ trong bức hình do chính ông chụp 43 năm về trước.
Câu chuyện liên quan đến việc khiếu nại kéo dài của anh Trần Văn Đức (Việt kiều định cư tại Đức) khi anh cho rằng, mình và em gái chính là hai đứa trẻ trong bức ảnh đang được trưng bày tại Bảo tàng Sơn Mỹ chứ không phải như chú thích của bảo tàng lâu nay.
Ngay sau khi đến Việt Nam, Ronal Haeberle và Trần Văn Đức - người tự nhận mình trong bức ảnh lịch sử liên quan đến vụ thảm sát Mỹ Lai có cuộc làm việc với Bảo tàng Sơn Mỹ và đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
Tại đây, tác giả bức ảnh cho biết một chi tiết quan trọng, đó là đã có sự sai sót của tạp chí Life trong khi chú thích ảnh. Lúc đó ông chỉ đưa ra thông tin: Hai đứa trẻ sau đó có thể đã bị giết, hai chữ "có thể" đã bị cắt bỏ. Đây là lý do dẫn đến ngộ nhận sau này.
Quan điểm của Ronal Haeberle là cần có sự cải chính theo hướng xác nhận hai đứa trẻ trong ảnh là Trần Văn Đức và Trần Thị Hà chứ không phải là Trương Năm, Trương Bốn, hoặc cách chú thích chung chung: Anh che đạn cho em như Bảo tàng đã chú thích, bởi lẽ ông là người chứng kiến và chụp toàn bộ các bức ảnh trong buổi sáng 43 năm về trước, và câu chuyện Đức kể hoàn toàn trùng hợp với trí nhớ của ông.
Đi tìm sự thật trong bức ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai
Bức ảnh gây tranh cãi về nhân vật trong ảnh. (Ảnh: Ronald Haeberle)
"Ai có thể nói ra sự thật ngay bây giờ, khi mà có đến 504 người liên quan đã bị giết. Tôi tin Đức vì Đức đã tả lại rất chính xác hình ảnh chiếc máy bay và hình dáng của tôi, công việc tôi làm trong thời khắc tôi chụp bức ảnh ấy. Tất cả những điều Đức kể thực sự có ý nghĩa với cuộc đời tôi và tôi tin đó là sự thật", cựu binh Mỹ Ronald Haeberle, tác giả những bức ảnh về vụ thảm sát Sơn Mỹ cho biết.
Và đây là quan điểm của những người làm bảo tàng ở Khu chứng tích Sơn Mỹ. Ông Phạm Thành Công, Giám đốc Khu chứng tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi: "Trước đây Bảo tàng chú thích ảnh là con ông Trương Nghị: Trương Năm, Trương Bốn vì căn cứ vào chú thích của tạp chí Life. Nhưng sau đó, chúng tôi tìm hiểu, xác minh, đi đến quyết định là chú thích: Anh che đạn cho em và hai đứa trẻ sau đó đã chết".
Trở lại câu chuyện của người khiếu nại - tức nhân chứng Trần Văn Đức, anh cho rằng, sự chính xác trong ghi chú bức ảnh là điều thiêng liêng với anh bởi trong vụ thảm sát Sơn Mỹ, trong 504 thường dân vô tội bị giết, có mẹ và 1 chị gái, 1 em gái ruột của anh. Thậm chí, bức hình về mẹ anh là bà Chín Tẩu cũng đã từng bị chú thích sai bởi tên một phụ nữ khác. 43 năm trĩu nặng một nỗi tang thương lớn như vậy cho nên, việc đi tìm sự thật ai là người trong ảnh là điều có ý nghĩa với cuộc đời anh.
"Lần này trở lại để làm sáng tỏ một vài chi tiết trưng bày còn sai. Chỉ có Ronald Haeberle mới là người có thể nói lên sự thật, đúng vào khoảnh khắc ấy sự việc xảy ra như thế nào. Vì lẽ đó mà Đức bôn ba sang tận Mỹ để mời Ronald Haeberle trở về" - Trần Văn Đức, Việt kiều định cư tại Đức cho biết.
Có thể những thông tin mà Ronald Haeberle cung cấp chưa được xem là một bằng chứng thuyết phục. Song, từ câu chuyện này cho thấy, việc giải quyết những nghi vấn về lịch sử không thể xem nhẹ, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tàng.
Nhà báo Trần Đăng, Báo Lao động nói: "Có những sự thật vì lý do nào đó bị khuất lấp thì sẽ dần dần cởi mở, xã hội và chính sách cũng có thể thay đổi, do vậy sự thật sẽ phải được trả lại. Qua sự việc này, biết đâu sẽ hé mở nhiều sự thật khác nữa trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam".
Trong khi những người lớn đang tranh cãi về lai lịch bức ảnh, cậu bé trở về từ nước Đức - Trần Văn Viễn, con trai của anh Đức cứ lặng yên trong góc phòng. Cậu không dám nhìn lâu vào bức ảnh chụp cận cảnh về cái chết của bà nội mình.
Trần Văn Viễn, con trai anh Trần Văn Đức nói: "Ba thường kể với con về bà nội, ngày xưa, con không hiểu mấy điều này lắm, nhưng bây giờ thì con mới hiểu và con muốn biết bà nội chết vì cái gì?".
Lịch sử sẽ ra sao nếu như không cất lên tiếng nói sự thật. Câu chuyện về khiếu nại của Trần Văn Đức sẽ còn là đề tài tranh cãi. Do vậy một sự vào cuộc để có kết luận chính thức là điều cần làm của những cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trước khi nhân chứng Ronal Haeberle sẽ không còn.
Hoàng Thái
http://www.vtv.vn/Article/Get/Di-tim-su-that-trong-buc-anh-vu-tham-sat-My-Lai-af78a21f35.html

Gặp tác giả những bức ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ


27 tuổi, đưa ra ánh sáng vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Nay tuổi ngoài 70, Ronald Haeberle không ngần ngại có mặt để góp phần lý giải một sự thật liên quan đến những nạn nhân 43 năm trước.
Gặp tác giả những bức ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ
Ronald Haeberle (giữa) trở lại thăm khu chứng tích Sơn Mỹ ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). (Ảnh: VnExpress)


Vụ thảm sát của quân đội Mỹ tại Sơn Mỹ (tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra vào ngày 16/3/1968 đã từng làm rúng động thế giới. Người góp phần quan trọng phơi bày sự thật bi thương này không ai khác là Ronald Haeberle - tác giả những bức ảnh nổi tiếng tường thuật về cái chết của 504 người dân vô tội.
Trong ba ngày (từ 24-26/10), cựu binh Mỹ Ronald Haeberle đã trở lại Sơn Mỹ với một sứ mạng không kém phần hệ trọng, đó là góp phần làm sáng tỏ một số tình tiết có liên quan đến những nạn nhân còn sống sót trong vụ thảm sát kinh hoàng này.
Trong tâm trí của Ronald Haeberle, Sơn Mỹ còn nguyên hình ảnh chết chóc của 43 năm về trước. Với vai trò là phóng viên chiến trường của quân đội Mỹ, ông đã có mặt trong nhiều cuộc hành quân ở miền Trung Việt Nam, và sự kiện Mỹ Lai là một ám ảnh, là cú sốc lớn nhất đã làm thay đổi đời ông.
"Làm thế nào có thể diễn tả được những gì xảy ra vào buổi sáng kinh hoàng đó. Khi vào làng, tôi đã chứng kiến một sự việc không bình thường. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi quay trở lại đây và hy vọng về những điều tốt đẹp. Chuyến đi này thực sự có ý nghĩa với tôi bởi tôi cũng đã tìm lại dấu vết của chính mình", Ronald Haeberle nói.
Đón Ronald Haeberle, chính quyền và người dân Quảng Ngãi đã dành cho ông nhiều tình cảm ưu ái, bởi không chỉ là người đưa ra công lý vụ thảm sát mà quân đội Mỹ đã cố tình bưng bít, mà với nhiều nhân chứng, ông còn là một ân nhân thoát khỏi họng súng trong gang tấc. Với giới báo chí, sự có mặt của Ronald Haeberle bên những tấm ảnh lịch sử cực kỳ có ý nghĩa, bởi chỉ có tác giả mới có thể cắt nghĩa vì sao chúng trở nên nổi tiếng và có mặt tại Bảo tàng Sơn Mỹ.
Ronald Haeberle cho biết: "Trong cuộc đời chụp ảnh của tôi, tôi luôn mong muốn những bức ảnh của mình được xuất bản từ năm này sang năm khác, bởi vì chỉ có như vậy mọi người mới biết chiến tranh đã diễn ra như thế nào, đó là những câu chuyện kể về những chịu đựng của thường dân, những chết chóc của người lính. Tôi muốn ghi lại chiến tranh trong những tấm hình của mình để người ta nhận ra điều gì đã xảy ra, đó là trách nhiệm của nghề nghiệp".
Và, một bất ngờ khác, người đồng hành trở về với Ronald Haeberle lần này là một nhân chứng sống của vụ thảm sát 43 năm về trước. Đó là anh Trần Văn Đức - Việt kiều định cư tại Đức.
Bức ảnh hai anh em Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà được Tạp chí Life công bố vào năm 1969, từng được Khu chứng tích Sơn Mỹ chú thích là hai anh em Trương Bốn và Trương Năm, thế nhưng, bằng thực tế đời mình và những bằng chứng có được, anh Trần Văn Đức cho rằng, đó là mình và cô em gái Trần Thị Hà. Đã có nhiều cuộc làm việc với các cơ quan chủ quản và ngành chức năng ở tỉnh Quảng Ngãi, song câu chuyện hiệu chỉnh vẫn bất thành. Trần Văn Đức đã sang Mỹ tìm kiếm và gặp gỡ Ronald Haeberle, những câu chuyện của Trần Văn Đức đã thôi thúc ông trở lại mảnh đất đau thương này để góp phần làm sáng tỏ sự thật.
27 tuổi, đưa ra ánh sáng vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Nay tuổi ngoài 70, lại không ngần ngại có mặt để góp phần lý giải một sự thật liên quan đến những nạn nhân 43 năm trước, phải chăng đó là triết lý sống của Ronald Haeberle.
Tác giả : Hoàng Thái

Tác giả bộ ảnh Mỹ Lai: 'Vụ thảm sát day dứt mãi đời tôi'

Hơn 40 năm kể từ khi lính Mỹ thảm sát 504 thường dân Sơn Mỹ, phóng viên ảnh chiến trường Ronald Haeberle, người chụp 60 bức ảnh về cảnh kinh hoàng ấy, chưa một lần dám công khai trở lại Việt Nam vì e sợ thù hận.
> Tác giả bộ ảnh thảm sát trở lại Mỹ Lai
> Diễn biến vụ thảm sát Mỹ Lai
Cho đến sáng 24/10, với tâm trạng vẫn còn ám ảnh bởi cảnh tượng vụ Mỹ Lai, anh cùng một người Việt Nam sống sót sau vụ thảm sát, trở lại hiện trường xưa.
Sau chiến tranh, từng đến Việt Nam một lần với tư cách là khách du lịch, tác giả bộ ảnh thảm sát Sơn Mỹ không dám đến Quảng Ngãi cũng như tiết lộ mình là nhân chứng lịch sử trước cái chết của 504 thường dân trên mảnh đất này.
"Tôi không biết mình có được họ rộng lòng tha thứ hay không", Ronald Haeberle tâm sự.
Sáng 16/3/1968, phóng viên ảnh chiến trường Ronald Haeberle theo chân một đơn vị quân đội Mỹ tiến vào làng Sơn Mỹ. Khắp nơi đồng lúa chín vàng. Trên cánh đồng lô nhô nông dân đang làm việc, trong đó có nhiều phụ nữ, người già và cả trẻ con. Những người lính Mỹ lạnh lùng xả súng bắn chết hàng trăm nông dân, còn vào làng đốt nhà và tiếp tục bắn giết ông già, đàn bà, trẻ con. Cuộc thảm sát diễn ra trong vòng 4 tiếng đồng hồ.
Lính Mỹ bình thản xem như không có gì xảy ra sau khi thực hiện tội ác giết hại 504 thường dân vô tội vào buổi sáng 16/3/1968 ở làng quê Mỹ Lai. Ảnh: Ronald Haeberle.
Bức ảnh ghi lại hình ảnh lính Mỹ đi trên đường làng sau vụ thảm sát 504 thường dân sáng 16/3/1968 ở Mỹ Lai. Ảnh: Ronald Haeberle
Một trong những bức ảnh Ronald Haeberle ghi lại cảnh hai đứa trẻ dường như là anh em, trườn mình trên bờ ruộng lúa để tránh đạn, đứa lớn hơn đang che chở cho em nhỏ. Cách đó vài chục mét, khoảng 21 xác người (hầu hết phụ nữ, trẻ em) vừa bị lính Mỹ sát hại. Một bức ảnh trắng đen khác cho thấy nhiều lính Mỹ bình thản bên bờ ruộng lúa sau cuộc thảm sát.
"Là phóng viên chiến trường, lúc ấy tôi có mặt trong nhiều cuộc hành quân ở miền Trung Việt Nam để ghi lại những gì mà quân đội Mỹ đã làm.
Vụ thảm sát Mỹ Lai đã ám ảnh, day dứt mãi đời tôi", Ronald Haeberle nói với VnExpress.net.
Mỗi lần nhớ lại, lương tâm Haeberle cắn rứt không yên. "Tôi nhớ người dân nơi ấy gần gũi, thân thiện, nhớ nhất là nụ cười của trẻ em luôn vẫy tay chào mỗi khi được chụp ảnh. Chính điều này đã thúc giục tôi phải công bố sự thật".

Ronald Haeberle kể về việc chụp ảnh buổi sáng hôm diễn ra cuộc thảm sát, trong khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Trí Tín
Cuối năm 1969, bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai được ông đăng trên tạp chí Life, lần đầu tiên công bố với thế giới sự thật kinh hoàng về cái chết của 504 con người vô tội. Haeberle nhớ lại cảm xúc khi quyết định công bố bộ ảnh: "Ấy là trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của một phóng viên chiến trường. Một khi sự thật lịch sử mất đi thì tính nhân văn cũng không còn".
Hôm 24/10, lần đầu tiên Ronald Haeberle chính thức trở lại Sơn Mỹ với tư cách nhân chứng sống và là người đưa vụ thảm sát ra công luận thế giới bằng việc công bố bộ ảnh đau thương.
Ấn tượng đầu tiên với Haeberle khi trở lại là màu xanh ngút của đồng lúa, những thân dừa vươn cao đu đưa trong buổi sáng sớm yên bình. Bước chậm trên con đường chi chít dấu giày, ông quan sát tỉ mỉ từng đoạn mương năm xưa mình đã chụp bức ảnh ngập xác người, căn hầm trú ẩn, nền nhà của dân làng nham nhở vì bị lính Mỹ đốt cháy... được phục dựng lại bối cảnh vụ thảm sát tàn khốc 43 năm về trước.
Ông đứng trầm ngâm trước tượng đài khu chứng tích Sơn Mỹ, tưởng nhớ những nạn nhân vụ thảm sát. Và Ronald Haeberle bất ngờ bởi người dân nơi đây đã mở rộng vòng tay chào đón ông: "Tôi thật sự cảm phục người dân Sơn Mỹ, họ có nghị lực phi thường vượt qua mất mát, biến mảnh đất đau thương hồi sinh, phát triển như ngày nay".
Chính cậu bé lớn hơn trong bức ảnh hai đứa trẻ tránh đạn bên bờ ruộng kia cũng đi cùng ông lần này. Ông là Trần Văn Đức. Sau vụ thảm sát, cậu bé Đức khi đó được các tổ chức nhân đạo đưa ra nước ngoài sinh sống. Ông Đức cũng đưa cả cậu con trai 18 tuổi. Để có được chuyến đi này, ông Đức đã sang tận Mỹ tìm người phóng viên ảnh và mời ông trở về Việt Nam.
Cha con ông Trần Văn Đức tại khu tưởng niệm Sơn Mỹ. Ảnh: Trí Tín.
Cha con ông Trần Văn Đức tại khu tưởng niệm Sơn Mỹ. Ảnh: Trí Tín.
Ông Đức xúc động hồi tưởng: "Mẹ tôi bị lính Mỹ bắn bị thương nặng. Mẹ bảo tôi ôm em Trần Thị Hà mà về nhà bà ngoại kẻo bị giết. Anh em đi, tôi vừa lấy thân che cho em vừa trườn trên bờ ruộng trong khói đạn mịt mù. Hai anh em về được nhà ngoại nên thoát chết".
Ông chăm chú xem bức ảnh hai đứa trẻ mà Ronald Haeberle chụp hình ảnh của hai anh em trong giờ phút sống chết ấy. Chú thích ảnh viết rằng hai anh em đã chết, trong khi sự thật thì khác, nên nhân vật trong bức ảnh muốn làm "đính chính lịch sử". Thế là ông Đức cất công tìm kiếm Ronald Haeberle.
Phải mất hơn một năm, qua các kênh truyền hình quốc tế, tạp chí và Facebook, anh Đức mới có thể tìm được địa chỉ của Ronald Haeberle ở Mỹ và mời ông cùng trở lại Sơn Mỹ.
Trong cuộc gặp gỡ thân mật hôm 25/10, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã cảm ơn Ronald L. Haeberle về những bức ảnh lịch sử ghi lại cuộc thảm sát Mỹ Lai. Tỉnh cũng đề nghị người cựu phóng viên chiến trường giúp bổ sung thêm những tư liệu, hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, nhất là Khu chứng tích Sơn Mỹ.
Trí Tín
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/10/tac-gia-bo-anh-my-lai-vu-tham-sat-day-dut-mai-doi-toi

Đi tìm một sự thật ở Sơn Mỹ

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Bí mật xương đầu chim gõ kiến

Kết quả nghiên cứu về chim gõ kiến cho thấy bất chấp thói quen săn mồi độc nhất vô nhị, loài chim này không hề bị ảnh hưởng thần kinh hay gặp chấn thương nguy hiểm nào. Khi dùng chiếc mỏ sắc gõ liên tục với tốc độ nhanh lên thân cây, chim gõ kiến phải hứng chịu cùng lúc áp lực khủng khiếp lên phần đầu - sức ép có thể khiến con người tử vong. Nhưng trên thực tế loài chim này vẫn bình an vô sự. Đó là lý do các chuyên gia nghiên cứu cách chim gõ kiến được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng có hại trong lúc mổ thân cây, với hy vọng có thể tìm ra những hướng tiếp cận mới nhằm ngăn chặn và điều trị chấn thương đầu ở người.
 
Chim gõ kiến được trang bị bộ khung đầu tuyệt hảo - Ảnh: Reuters
Chấn thương vùng đầu là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trên toàn thế giới. Ước tính tổn thương não chiếm đến 15% các trường hợp chết chóc và tàn tật. Những chấn thương này có thể xảy ra dưới ảnh hưởng hoặc sự thay đổi đột ngột trong vận tốc của đầu. Dù vậy, quy luật áp dụng lên loài người dường như chẳng mảy may gây tác động đến loài chim gõ kiến, bất chấp chúng thường dùng mỏ mổ thân cây ở vận tốc từ 6 -10 m/giây, và đôi khi sản sinh ra lực ép đến 1.000G.
Các chuyên gia của Đại học Hàng không Bắc Kinh và Đại học Bách khoa Hồng Kông đã chọn đối tượng nghiên cứu là loài chim gõ kiến sinh sống khắp lục địa Á - Âu và là loài phổ biến nhất ở Anh. Kết quả nghiên cứu đăng trên chuyên san khoa học PLoS ONE cho thấy những con chim này được trang bị các hệ thống giảm xốc phức tạp bên trong sọ não. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy quay tốc độ cao và thực hiện việc quét não của chim gõ kiến để xác định được cấu trúc xương sọ. Họ phát hiện cấu trúc xương đầu và mỏ đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm tác động của va chạm. Và hệ thống chống xốc này không dựa trên một yếu tố đơn lẻ mà là kết quả của sự kết hợp từ những đặc điểm hình thái khác nhau.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng có thể áp dụng khám phá này trong việc thiết kế mũ bảo hiểm thế hệ mới giúp giảm tối đa ảnh hưởng của những cú va chạm chết người đối với não bộ con người.
Hạo Nhiên

Những con kiến pileated, loài lớn nhất ở Bắc Mỹ, bổ tới tấp chiếc đầu của nó vào thân cây với vận tốc 24km/h, mỗi giây 20 lần. Vậy tại sao đầu của chúng không bị tan ra từng mảnh?

Cơ bắp săn chắc, xương sọ cấu tạo kiểu bọt biển, cùng với một mí mắt dày cộp đã giữ cho bộ não của chúng được nguyên vẹn.

"Nếu bạn bị đập mạnh vào đầu, bạn có thể bị vỡ mạch máu sau mắt hoặc bị chấn thương dây thần kinh sau mắt", bác sĩ khoa mắt Ivan Schwab tại Đại học California Davis cho biết. "Từng chứng kiến nhiều bệnh nhân bị tai nạn ôtô và biết được hành động của chim kiến, tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi vì sao những chấn thương này không xảy ra ở loài kiến".

Và Schwab đã được trao giải Ig Nobel vào mùa hè năm ngoái nhờ công trình nghiên cứu vì sao chim kiến tránh được những cơn đau đầu.

Cùng với những cú thẳng tắp như mũi tên vào thân cây giúp tránh gây chấn động lên đầu, cơ thể của loài chim cũng được thiết kế để giảm thiểu tác động. Một phần nghìn gây trước khi cú xảy ra, khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại còn mí mắt thì nhắm chặt lại. Một phần lực được giải toả xuống cơ ở cổ và bảo vệ sọ khỏi bị một cú trời giáng. Xương chịu nén ở sọ cũng tạo nên một lớp đệm bảo vệ. Trong khi đó, mí mắt nhắm chặt của con chim bảo vệ mắt khỏi bị bất cứ mảnh gỗ nào bắn vào và giữ con ngươi được cố định.

"Mí mắt có tác dụng như cái thắt lưng an toàn và giữ mắt khỏi bị bắn ra khỏi mặt", Schwab nói. "Nếu không lực gia tốc sẽ xé tan võng mạc". Bản thân phần bên ngoài của mắt cũng rất chắc và căng đầy máu để bảo vệ võng mạc khỏi bị xô đẩy.



Não chim cũng rất chắc chắn trong những lần bổ đầu như vậy. Những chấn thương lên đầu người thường làm bộ não bị va đập lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Nhưng chim kiến thì hầu như không có lớp chất lỏng này.

Trong khi các nhà khoa học không chắc chim kiến có bị đau đầu hay không, nhưng Schwab chỉ ra rằng ít ra loài chim này cũng có khả năng chịu đau rất tốt. "Khi tán tỉnh, chim kiến đực có thể trống tới 12.000 lần mỗi ngày. Nếu chúng phải nói với người tình rằng: 'Không phải đêm nay em yêu, anh bị đau đầu', thì chúng đã chẳng tội gì làm cái trò đau đầu đó".

ST

 

"PHI CÔNG TRẺ" HOÀNG VIỆT KỂ CHUYỆN TÌNH YÊU VỚI NỮ TỶ PHÚ U 60



Chàng là một người mẫu 23 tuổi, đầy mặc cảm nhà nghèo và ít bạn bè. Nàng là một phụ nữ ngoài 50 từng trải, triệu phú ngành công nghiệp thời trang ở Hollywood.

Họ công khai tình yêu khiến dư luận sôi lên vì tò mò, ai đang lợi dụng ai, hay đây là một chiêu PR rẻ tiền?
Liệu sự lãng mạn trên đời có còn đủ để người ta tin rằng đây thật sự là một mối tình mạnh mẽ khác thường, lấp đầy mọi khoảng cách, vượt lên cả sức nặng và sự mỉa mai của số đông.
Thật bất ngờ khi xuất hiện trong buổi chụp hình, Vũ Hoàng Việt tay trong tay dắt người yêu Yvonne Thúy Hoàng đến giới thiệu với tôi. Suốt buổi chụp hình, tôi để ý cả hai gọi nhau bằng tên, luôn dành cho nhau những cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm.
Cứ nhìn cách Yvonne Thúy Hoàng sửa cà-vạt, chỉnh trang phục cho cậu trai trẻ Vũ Hoàng Việt lúc ấy, khó có thể nói cặp đôi này đang đóng kịch hay giả tạo.
Và nếu đứng yên quan sát họ thân mật với nhau trong hậu trường, thì bạn đâm ra hoài nghi những lời mỉa mai, châm biếm tình yêu ngược nắng, ngược gió, chênh lệch tuổi tác, tiền tài của cặp đôi này...
Từng suýt khóc khi mượn đồ đi thi siêu mẫu
Có nhiều nghề để dấn thân, tại sao anh lại chọn nghề người mẫu?
- Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, tôi ý thức được rằng, để tiến thân trong cuộc sống, tôi phải hoàn toàn tự lập, vươn lên bằng sức mình. Nhưng một người không tiền bạc, không có sự hỗ trợ của gia đình như tôi chẳng thể nào theo đuổi nghiệp kinh doanh được.
Tôi nhận ra, vốn liếng duy nhất mà tôi có lúc ấy là chiều cao, sự đam mê và lòng cầu tiến. Tôi quyết định dấn thân vào nghề người mẫu bởi chỉ có nghề này mới giúp tôi thoát khỏi nghèo khó.
Anh muốn thoát nghèo? Gia đình anh nghèo đến mức nào vậy?
- Dân Sài Gòn đâu phải ai cũng giàu (cười lớn). Thú thật, nhà tôi chẳng khá giả gì. Mẹ tôi là công nhân may mặc, ba làm phụ hồ, tôi lại là em út nên thường vật chất dường như không đến tôi. Ba mẹ chu cấp cho 3 anh trai đầu đi học là đã kiệt quệ rồi.

Hàng ngày mẹ chỉ cho tôi 5.000 đồng để đi học, với số tiền đó tôi chỉ mua đủ một gói xôi gấc hoặc ổ bánh mì. Nhiều khi thèm ăn miếng bánh mì thịt thì tôi phải mượn tiền bạn rồi hôm sau nhịn để trả số tiền đó. Nhưng với tôi để mượn tiền rất khó khăn, vì chỉ có người bạn duy nhất ở gần nhà mới dám cho tôi mượn mà thôi.
Ý thức được điều đó, ngay từ lúc còn nhỏ tôi không than phiền gì dù thiếu thốn đủ thứ, thậm chí, đi học tôi phải mượn quần áo của các anh trai để mặc. Đến năm 16 tuổi, tôi "trổ mã" cao lớn hơn các anh mình nên tôi mặc quần áo của các anh thường bị ngắn, không ngày nào đến trường mà không bị các bạn trêu chọc. Tôi náu mình từ đó, chẳng bao giờ có bạn... Đấy cũng chính là một lý do khác khiến tôi muốn vượt qua tất cả để dấn thân vào nghề người mẫu.
Tôi nghĩ, chỉ có nổi tiếng mới mang đến cho mình nhiều bạn bè. Vậy là tôi quyết định đi thi Siêu mẫu và lần này cũng rất vất vả vì phải đi mượn quần áo của người khác cho có đồ đẹp đi thi. Có lần tôi suýt khóc vì phải đứng cả mấy tiếng đồng hồ đợi bạn để mượn được cái áo. Lúc đạt được top 5 Siêu mẫu, tôi phát hiện ra dù có là siêu mẫu thì vẫn nghèo vì nghề này không hào nhoáng như khi tôi xem trên tivi, sách báo. Cái nghèo đi song song với cái không có bạn đã đeo đuổi tôi đến tận bây giờ.
Nhà nghèo, đông anh em, anh có bị thiếu thốn tình cảm gia đình không?
- Về tình cảm gia đình, mẹ tôi luôn dành cho tôi, nhưng vì cuộc sống hàng ngày, mẹ phải vất vả kiếm miếng ăn, thời gian cho chính mẹ tôi còn không có nên làm sao có thời giờ dành cho tôi được. Ba anh của tôi đều phải tự lo cho họ, nên tôi thường hay bị bỏ quên và phải học tính tự lập, trưởng thành trước tuổi.
Từ lúc nào anh thôi không còn sống phụ thuộc vào cha mẹ nữa?
- Từ năm tôi 19 tuổi. Lúc đó, tôi thi đậu vào Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Để có tiền đóng học phí, tôi đã tham gia rất nhiều gameshow như Hãy chọn giá đúng, Siêu thị may mắn, Hát với nhau... Có game tôi thi được giải thưởng cả mấy chục triệu đồng. Số tiền đó, tôi dùng chi trả cho việc học, ăn ở và phụ giúp gia đình chút đỉnh.
Giữa hai chúng tôi, chưa bao giờ nói chữ "yêu", nhưng...
Anh nhà nghèo, còn người yêu anh lại là một tỉ phú, nếu bị cho là lợi dụng tình cảm để kiếm lợi, anh sẽ phản ứng thế nào?
- Có tiền cũng là một hấp dẫn nhưng tôi thực sự yêu cô ấy, vì cô ấy đầy lòng vị tha, nhân từ và sống với mọi người bằng những gì tốt nhất, không sân si, không vụ lợi mà luôn biết nghĩ cho người khác.
Từng 3 lần tham gia cuộc thi Siêu mẫu, xuất hiện nhiều trong các event showbiz nhưng cái tên Vũ Hoàng Việt chưa được nhiều người biết đến. Đùng một cái, anh nổi tiếng khắp nơi khi công khai tình yêu với người yêu ngoài 50 tuổi. Người ta bảo anh cố tình công khai chuyện tình cảm để được dư luận chú ý trước khi tham gia nhiều dự án hoành tráng liên quan đến nghệ thuật vào cuối năm nay?
- Không, vì những dự án đó đều nằm ở nước ngoài. Tôi biết dư luận đã vo tròn, bóp méo tình yêu của chúng tôi. Nên tôi càng nói thì càng có người cho là tôi biện bạch. Tôi không làm điều này để gây chú ý. Sự thực là khi ở sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập thẩm mỹ viện của bạn tôi, khi được hỏi ai là người đang tay trong tay và được tôi chăm sóc kỹ thế, với niềm vui có người yêu tôi đã thổ lộ điều đó. Không ngờ chúng trở thành đề tài bị "ném đá" và bàn tán xôn xao.
Trước khi quen Yvonne Thúy Hoàng, anh đã trải qua bao nhiêu mối tình?
- Ai cũng vậy thôi, trong vai trò một người bạn trai, để có được bạn gái thì phải có tiền mời cô ấy đi ăn, đi chơi. Nhưng chị thấy đấy, với hoàn cảnh khó khăn của tôi làm gì có cô gái nào chấp nhận quen tôi chỉ với những buổi hẹn hò trà đá bao giờ.
Tôi cũng từng thích một vài người nhưng đó chỉ là tình yêu đơn phương, bồng bột của tuổi học trò nên chẳng kéo dài lâu. Nhưng các mối tình trước kia đều là những mối tình của tuổi mới lớn, chưa hiểu rõ trách nhiệm và bổn phận là gì nên không được bền chặt.
Từ khi nào anh bắt đầu cảm nhận được mình đã yêu Yvonne?
- Chúng tôi biết nhau khoảng 1 năm nay nhưng chỉ giao lưu như những người bạn. Cho đến khoảng 3 tháng trước, chúng tôi mới có được dịp gần gũi, nói chuyện và chia sẻ cùng nhau. Tôi chính thức bị rung cảm và lôi cuốn bởi người này.
Yvonne đã nói gì, có cử chỉ như thế nào mà khiến anh cảm động vậy?
- Hai chúng tôi cùng ngồi chung một bàn tiệc và tôi có cơ hội nói chuyện, gần gũi với Yvonne. Tôi cũng không rõ là ai tỏ tình trước vì hình như chúng tôi không hề tỏ tình với nhau mà chỉ có sự đồng cảm và tự hiểu ngầm với nhau thôi.
Tôi cứ nghĩ thế này, bây giờ người ta nhìn tình yêu của tôi và Yvonne rồi bảo, tôi yêu cô ấy vì cô ấy giàu, tôi muốn tạo scandal để đánh bóng tên tuổi. Nhưng mà suốt quãng thời gian tôi nghèo khó, ngoài người bạn thân của tôi ra, có ai chịu đưa tay ra nâng đỡ tôi hoặc cho tôi ngồi cùng bàn với họ không.
Chỉ có Yvonne, dù là tỉ phú nhưng cô ấy không coi thường tôi, thậm chí là người đầu tiên chủ động mời tôi ngồi chung bàn tiệc với cô ấy. Một người phụ nữ đầy lòng nhân từ và chẳng phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo như thế làm sao tôi không cảm động và không yêu cho được.
Giữa hai chúng tôi, chưa bao giờ nói chữ "yêu" nhưng cả hai đều biết đã yêu nhau qua những săn sóc và nhớ nhung khi xa cách. Sự yêu đời và tươi trẻ của cô ấy chinh phục được rất nhiều người khác chứ không chỉ riêng tôi. Tôi không yêu cô ấy vì cô ấy khác biệt với những người khác. Tôi yêu cô ấy vì cô ấy là người đặc biệt của riêng tôi.
Nhưng còn sự chênh lệch tuổi tác rất lớn giữa hai người, anh không thấy đó là một trở ngại ư?
- Nếu yêu mà toan tính và sắp xếp thì chắc không phải là yêu. Khi biết được mình đã yêu cô ấy, tôi hầu như không nghĩ đến việc chênh lệch tuổi tác mà chỉ thấy rất vui và lòng cứ rộn ràng mỗi khi được gần cô ấy. Tôi cũng không nghĩ đến sự phê bình của ai hay chấp nhận của ai cả, vì từ trước đến giờ mọi thứ trong đời, kể cả sự nghiệp, đều do tôi nỗ lực một mình.
Chưa có ai nắm tay tôi để lôi tôi lên một địa vị nào cả nên tôi không quan tâm đến những gì người khác nói. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có người đã mạo danh tôi viết những bức "tâm thư" thật châm biếm và coi thường nghề người mẫu mà tôi đang làm. Những ngôn từ và giọng điệu ấy tôi chưa bao giờ sử dụng cả. Tôi thật sự không hài lòng về điều đó.
Sau những sự cố vừa xảy ra, tình cảm của hai người bây giờ thế nào? Người yêu có giận anh vì đã công khai tình cảm không?
- Tình yêu của chúng tôi vẫn bền chặt, có lẽ còn yêu nhau nhiều hơn trước. Cô ấy không giận mà chỉ ước gì mọi người đối xứ với nhau tốt hơn một chút, hiểu biết một chút và nhất là đừng vội phán xét ai hay điều gì khi chưa hiểu rõ ngọn ngành. Ai cũng có quyền sống, không cách sống nào sai cả, miễn cách sống của mình không gây hại gì cho ai là được.
Có những phóng viên gọi tôi và thuyết phục để cô ấy lên tiếng nhưng Yvonne chỉ nhẹ nhàng nói: "Để làm gì vậy. Ai biết mình thì đã biết mình là ai, còn ai không biết thì mình quan tâm làm gì. Còn với những ai biết mình mà không hiểu mình thì lại càng không nên quan tâm. Vô tư đi, cứ coi mọi việc nhẹ như lông hồng thì tự nhiên nó sẽ bay đi, còn nếu coi nó nặng như núi Thái Sơn thì nó sẽ đè chết mình". Tôi rất yêu người phụ nữ này, mọi cử chỉ, hành động của cô ấy đều thể hiện sự chững chạc, nhân ái.
Anh có bao giờ nghĩ cô ấy yêu anh cũng chỉ vì anh đẹp trai, lọt vào top 5 Siêu mẫu và việc cô ấy quen anh cũng giống như việc các đại gia "cặp kè" chân dài để thể hiện đẳng cấp không?
- Vì Yvonne đứng trong ngành công nghiệp thời trang quốc tế, cô ấy từng làm việc với rất nhiều người mẫu trẻ, cả nam lẫn nữ, nên đẹp trai không có gì đặc biệt với cô ấy cả. Cô ấy cũng chẳng cần thể hiện đẳng cấp với ai cả, vì cô ấy về Việt Nam chưa lấy gì của ai, không làm ăn với ai, cô ấy chỉ cho thôi.
Yêu thì cứ lao đầu vào yêu thôi
Cuộc sống của anh trước khi yêu và sau khi yêu thay đổi thế nào?
- Nếu nói cuộc sống của tôi vẫn nghèo khó sau khi yêu Yvonne thì chắc hẳn là giả dối. Bây giờ, tôi không phải chạy vạy mượn quần áo như trước nữa. Là bạn trai của Yvonne, cô ấy bảo không cho phép tôi ăn mặc "diêm dúa" khi xuất hiện trong những bữa tiệc gặp gỡ bạn bè cùng cô ấy. Bởi thế, mỗi lần đi đâu, Yvonne tự sắm sửa đồ giúp tôi. Như thế mọi người có gọi tôi là kẻ đào mỏ không? Hơn nữa, tôi sống trong nghèo khó quen rồi nên bây giờ dù có tiền hơn trước tôi vẫn quen giữ nề nếp ấy và chỉ chi tiêu cho những thứ cần thiết.
Ngày xưa đi học bằng xe buýt và cuốc bộ. Bây giờ anh đã có người yêu là tỉ phú, anh có đổi đời lên xe như người ta không?
- Dĩ nhiên là tôi không còn cuốc bộ hoặc đi xe buýt như ngày trước. Nhờ tiền kiếm được từ những gameshow, tiền đi diễn và một ít tiền thưởng từ thi Siêu mẫu, tôi dành dụm mua được chiếc xe SH nên sự di chuyển dễ dàng hơn. Tôi không xin tiền người yêu mình để đổi xe.
Mỗi lần hai người hẹn hò thường như thế nào, anh có dắt cô ấy đến những nhà hàng sang trọng hay đi shopping gì không?
- Chúng tôi hẹn hò với nhau như những cặp tình nhân khác, cũng đi xem phim mỗi khi có phim mới ra, cũng đi ăn, đi mua sắm và du lịch khi thời gian cho phép. Còn ai trả tiền thì đâu có gì quan trọng, tôi vẫn trả trong khả năng của mình.
Không giàu có như bạn gái mình, anh thể hiện sự ga-lăng của một người đàn ông bằng cách nào?
- Vật chất thì Yvonne có tất cả những gì cô ấy muốn, tôi dù có giàu có đi nữa cũng không là điều cô ấy cần. Chúng tôi là niềm vui của nhau, thấy đầy đủ khi có nhau, những ai từng yêu sẽ hiểu được cảm giác này. Tôi không nghĩ mình cần màu mè, ga-lăng với Yvonne, chỉ cần thành thật và chăm sóc cho cô ấy là đủ.
Hầu hết cha mẹ đều mong con mình tìm được người yêu xứng đôi vừa lứa. Gia đình anh nói gì khi biết chuyện anh yêu người gần bằng tuổi mẹ mình?
- Trong gia đình, tôi tự lập từ rất sớm. Những vật lộn với cuộc sống đã giúp tôi trưởng thành, chín chắn dần. Bởi thế khi biết tin tôi yêu Yvonne, gia đình không có ý kiến gì cả, vì gia đình biết tôi luôn quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn. Còn với gia đình Yvonne thì chắc chắn là cô ấy chẳng cần xin phép ai khi yêu cả (cười).
Đến nay, hai người đã ra mắt gia đình hai bên chưa?
- Gia đình tôi đã gặp Yvonne nhiều lần và càng gặp thì càng yêu thương cô ấy hơn. Còn gia đình Yvonne ở bên Mỹ thì tôi chưa có dịp gặp, mong là sang năm khi tôi đi diễn bên đó sẽ có cơ hội gặp họ.
Anh có định kết hôn với Yvonne không?
- Giữa hai chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này vì dù sao tình cảm của chúng tôi vẫn còn rất mới. Chỉ biết là hiện tại chúng tôi rất yêu nhau và luôn muốn ở gần bên nhau. Chưa một sóng gió nào làm rạn nứt mối tình của chúng tôi cả.
Có chuyện tình yêu nổi tiếng của ngôi sao Demi Moore và "phi công trẻ" Ashton Kutcher, họ đã yêu nhau nồng nàn nhưng rồi cũng chia tay vì "phi công trẻ" lúc này đã đủ nổi tiếng và kịp có bồ trẻ. Anh nghĩ gì về tương lai mối tình lệch tuổi của mình?
- Người ta cứ lo sau khi công khai tình yêu với Yvonne, tôi có đủ tiếng tăm rồi thì bỏ cô ấy và chạy theo bồ trẻ. Vậy sao không ai nghĩ lỡ Yvonne bỏ tôi trước thì sao? Họ là họ, chúng tôi là chúng tôi. Có ai biết đoán trước được tương lai mình sẽ ra sao để mà sắp xếp, chuẩn bị đâu. Yêu dù là nam hay nữ, nếu có cơ hội làm đẹp bản thân thì nên làm.
Mất tích một thời gian dài trong làng giải trí rồi bất ngờ xuất hiện trở lại với gương mặt hoàn toàn khác lạ, người ta đồn thời gian đó anh náu mình để làm cuộc "đại trùng tu nhan sắc"?
- Sau khi thất vọng vì không đạt được điều tôi mơ ước trong cuộc thi Siêu mẫu 2012, tôi buồn và tự cho mình một thời gian nghỉ ngơi. Đúng thời gian đó, tôi gặp được cơ hội để đi trình diễn nước ngoài. Sau khi được xem qua những clip về chương trình thời trang đó, tôi quyết định phẫu thuật nâng mũi lên một chút và để râu cho hợp phong cách của chương trình. Câu nói "đại trùng tu nhan sắc" đã không đúng với tôi trong trường hợp này.
Có người bảo "thà đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên". Là nam giới, anh nghĩ gì về phẫu thuật thẩm mỹ?
- Tôi không thấy phẫu thuật thẩm mỹ là điều xấu, nếu công nghệ tiến bộ đủ để mình có thể chỉnh sửa những khuyết điểm thì tại sao không chỉnh sửa. Vì tôi làm trong ngành nghệ thuật, thường thì nghệ thuật và cái đẹp đi song song với nhau. Bởi thế, dù là nam hay nữ, nếu mình có khả năng và có cơ hội để làm đẹp cho mình thì nên làm điều đó.
Showbiz lắm thị phi, phần nào anh cũng kiểm chứng được điều đó. Nếu bây giờ được phép chọn lại, anh sẽ vẫn chọn "con đường" cũ chứ?
- Vâng. Tôi vẫn làm lại những gì tôi đã làm dù đã trải qua khá nhiều khó khăn lẫn thị phi. Nhưng bù lại, cảm giác say mê khi mình được trình diễn và sung sướng khi tên mình được "xướng" lên, tôi nghĩ không có gì thay thế được nó.
Cảm ơn Vũ Hoàng Việt đã chia sẻ!
Theo Mốt và Cuộc sống

2 nhận xét:

  1. Thế thôi! có gì đâu. Hãy để cho họ sống bình yên nếu họ thật lòng với nhau và đau khổ vì nhau nếu họ gỉa dối. Thế thôi! đùng vì tò mò mà xen vào đời tư của họ.
    Trả lời
  2. Em cũng đang muốn lái máy bay bà già.Tiện nghi,đồ dùng tuy không được bắt mắt cho lắm,nhưng được cái bền. he..he.
    Trả lờ

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Người bị cây “nuốt”