Trong blog tháng rồi, tôi có trích lại một tin về sự qua đời của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học mà tôi rất thích. Tưởng rằng “nghĩa tử là nghĩa tận” như ông bà mình vẫn nói, thế nhưng không hẳn vậy! Đọc bài này của giáo sư Trần Ngọc Thêm (cũng là chỗ quen biết của tôi) mới thấy câu chuyện đám tang xem ra còn nhiều rắc rối một cách hình thức khó hiểu và đáng tiếc. Trời ơi, lại càng chuyện chỉ đăng cáo phó cho những người có 45 tuổi đảng trở lên! Ôi, đóng góp của giáo sư Hạo và di sản của ông không đủ để vinh danh ông à? Đọc mà nổi nóng.
NVT
====
TỪ CHUYỆN GS. CAO XUÂN HẠO VÀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VTV,
BÀN VỀ VĂN HOÁ TANG LỄ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
(Đại học Quốc gia Tp. HCM)
http://vanhoahoc.net/diendan/viewtopic.php?f=36&t=109
Đây và version 2.0 của bài viết về GS. Cao Xuân Hạo và đài VTV (sau khi thẩm tra lại các chi tiết và suy nghĩ thêm về khía cạnh văn hoá học của vấn đề)
I- SỰ KIỆN
Chiều 24-10-2007 vừa qua tôi đi viếng GS. Cao Xuân Hạo về. Lòng thấy buồn. Phần buồn vì thương tiếc Anh. Phần buồn vì suy nghĩ lan man quanh chuyện “văn hoá tang lễ”.
Số là, sau khi vào viếng GS. Cao Xuân Hạo ra, PGS.TS. Hoàng Dũng (một thành viên của Ban tang lễ) đã kể cho tôi nghe câu chuyện về “bếp núc” của tang lễ này.
Chuyện rằng, hôm trước anh - Hoàng Dũng - mang giấy báo tử và bản tin buồn về sự ra đi của GS. Cao Xuân Hạo do Ban tang lễ và gia đình soạn thảo tới Văn phòng đại diện Đài truyền hình VTV để liên hệ đăng cáo phó.
Sau khi xem xong hai thứ giấy tờ, cô nhân viên tiếp khách băn khoăn hỏi: “Thưa bác (PGS.TS. Hoàng Dũng tuy chưa già, nhưng tóc đã bạc trắng cả), bác còn thứ giấy tờ nào nữa không?”
“Tôi không hiểu - PGS. Hoàng Dũng trả lời – tôi nghĩ hai thứ giấy này và danh tiếng của GS. Cao Xuân Hạo đã là quá đủ. Ý chị muốn hỏi loại giấy nào?”
“Cháu muốn nói đến giấy chứng nhận 45 năm tuổi Đảng. VTV chỉ đăng cáo phó cho những người có 45 năm tuổi Đảng (trở lên?). Bác không biết chứ, mỗi phút lên hình ở đài cháu là tiền cả đấy. Nếu bác đăng quảng cáo thì phải tốn 25-30 triệu, còn nếu có giấy chứng nhận 45 năm tuổi Đảng thì chỉ mất có 300 nghìn đồng thôi”.
Một vị giáo sư đến viếng có mặt lúc đó bèn cho biết thêm là mấy tháng trước, khi PGS.TSKH. Nguyễn Hữu Đức - một nhà toán học, đương kim Hiệu trưởng Trường đại học Đà Lạt - qua đời, Trường đại học Đà Lạt đã không thể đăng tin buồn trên VTV cũng vì chính cái quy định 45 năm tuổi Đảng đó, nên đành phải đăng cáo phó trên Đài truyền hình Hà Nội để bạn bè và đồng nghiệp trên đất Bắc biết tin.
PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ, một thành viên khác trong Ban tang lễ GS. Cao Xuân Hạo cũng thông tin rằng vừa trong tuần trước, ông Trần Duy Châu, một cán bộ giảng dạy văn học lâu năm, nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, 58 tuổi Đảng, đã không thể đưa lên Nghĩa trang thành phố ở Thủ Đức, mà phải đưa về Củ Chi, vì có quy định là Nghĩa trang thành phố ở Thủ Đức chỉ dành cho những người có 60 năm tuổi Đảng, mà ông Châu thì còn thiếu tới 2 tuổi!
Nghe chuyện, mọi người (mà toàn là các nhà trí thức cỡ “nhỡ” trở lên cả) chỉ còn biết lắc đầu.
II- BÀN LUẬN
Tôi hiểu rằng VTV là Đài truyền hình trung ương, phát sóng cả nước. Không thể bất kỳ ai đưa cáo phó đến cũng nhận đăng được. Nếu thế có mà phải thành lập riêng một kênh chuyên đăng cáo phó! Thành thử, phải đặt ra nguyên tắc phân loại. Chọn những người có 45 năm tuổi Đảng chính là một nguyên tắc phân loại như thế. Vấn đề chỉ còn là nguyên tắc phân loại ấy có hợp lý hay không mà thôi.
Mới nghe qua, thì thấy rất ổn. Những đảng viên lâu năm và cán bộ cao cấp được ưu tiên là phải.
Song nếu nghĩ kỹ sẽ thấy không ít điều bất ổn trong đó.
Điều bất ổn thứ nhất là ở chỗ nguyên tắc phân loại này phát huy một nét xấu của văn hoá truyền thống Việt Nam hình thành từ thời phong kiến đến nay – đó là tính đẳng cấp.
Thời phong kiến, đẳng cấp vua chúa quý tộc luôn nắm mọi độc quyền ưu tiên trong xã hội.
Thời kỳ bao cấp, cái tính đẳng cấp mà cha ông chúng ta đã làm cách mạng để cố gắng xoá bỏ ấy vẫn tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thức như quyền cấp phát nhà ở (biệt thự hay chung cư), quyền cấp xe volga (đen hay trắng), tem phiếu thực phẩm (mua ở cửa hàng Tông Đản - một cửa hàng chuyên bán thực phẩm cho cán bộ cao cấp ở phố Tông Đản, gần Ngân hàng Trung ương, Hà Nội - hay cửa hàng phường xóm), v.v. Cùng với đời sống khá lên, tem phiếu thực phẩm đã từ lâu không còn. Quyền cấp phát nhà gần như cũng đã chấm dứt. Quyền cấp xe riêng thì vẫn còn, nhiều vị đã nghỉ hưu rồi mà vẫn khư khư giữ cái xe đen mà nhất định không chịu trả; tuy nhiên cũng thấy đang đưa ra bàn thảo là hay thôi không cấp xe nữa mà trả vào lương...
Riêng cái chuyện chết, lạ thay, ít thay đổi nhất. Việc phân chia ngôi thứ theo đẳng cấp khi đăng cáo phó, khi chôn cất, hình thành từ thời bao cấp đến nay vẫn còn nguyên vẹn không suy suyển. Đẳng cấp nào thì được đăng cáo phó thế nào; đẳng cấp nào thì được chôn ở đâu (ở Hà Nội là nghĩa trang Mai Dịch hay Văn Điển, ở Tp. HCM là Nghĩa trang Thủ Đức hay Củ Chi). Phải chăng vì người Việt ta quá coi trọng cái chết (đến mức không thể nào thay đổi được), hay ngược lại là quá coi thường cái chết (đến mức xem là không đáng bận tâm chuyện thay đổi)? Hay đơn giản là vì người đã chết rồi thì đâu có thể đấu tranh cho mình được nữa; còn người sống thì đang lúc tang gia bối rối, dễ tặc lưỡi cho qua, khi tang lễ đã xong rồi thì còn nói làm gì nữa!
Điều bất ổn thứ hai là ở chỗ nguyên tắc phân loại theo đẳng cấp này đi ngược lại một nét tốt đẹp của văn hoá tang lễ truyền thống là tính dân chủ: người Việt Nam bảo nhau: “chết là hết”, quan chức hay phó thường dân rồi cũng trở thành cát bụi, ghen đua kèn cựa mà làm gì. “Nghĩa tử là nghĩa tận” – mọi lỗi lầm gì cũng được (ít nhất là tạm thời) bỏ qua để cư xử với người chết một cách nhân ái, yêu thương nhất.
Điều bất ổn thứ ba là ở chỗ nguyên tắc phân loại theo đẳng cấp này đã vô tình duy trì một nét xấu của văn hoá truyền thống Việt Nam là tính cào bằng: văn hoá nông nghiệp là văn hoá trọng tĩnh, đã lọt vào đẳng cấp nào là yên vị ở đẳng cấp đó, chứ ít khi bị xáo trộn, thay đổi. Quan chức có lỗi thường không bị kỷ luật mà được “chuyển ngang” hoặc “đá lên”. Nó không khuyến khích sự phát triển là cái rất cần thiết cho xã hội Việt Nam hiện đại.
III- GIẢI PHÁP
Trước cái chết, tốt nhất là ứng xử sao cho bình đẳng, dân chủ theo phương châm “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Song nếu cứ phải lựa chọn, phân loại thì hãy lựa chọn, phân loại sao cho khuyến khích phát triển.
Không ai chối cãi được rằng VTV là Đài truyền hình của Nhà nước - một nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Do vậy nếu phải lựa chọn để đăng cáo phó thì không nên lựa chọn một đẳng cấp, một tầng lớp, mà là phải chọn những người có công với nhân dân, đất nước. Lựa chọn một đẳng cấp, một tầng lớp là lựa chọn tĩnh, nó hướng đến sự ổn định, còn lựa chọn người có công là lựa chọn động, nó hướng đến sự phát triển.
Ai là người có công với nhân dân, đất nước? Có phải những người có 45 năm tuổi Đảng không?
Xin thưa: không phải. 45 năm tuổi Đảng là rất đáng quý. Nhưng đó chỉ là chuyện “thâm niên” (đánh dấu thâm niên đó, đã có huy hiệu và giấy chứng nhận). Mà “thâm niên” thì không phải là thành tích: Một người có 45 năm tuổi Đảng rất có thể là một người có công với nhân dân, đất nước; nhưng cũng có thể là một người chẳng có gì ngoài cái thâm niên 45 năm tuổi Đảng ấy!
Các các cán bộ cao cấp có phải là người có công với nhân dân, đất nước hay không? Thường là như vậy, nhưng không phải lúc nào, với ai cũng là như vậy. Có những người rất hiền lành, giao lá cờ nào thì giữ lá cờ ấy nhưng không phất; khi bị nhân dâu truy hỏi, Quốc hội chất vấn thì nói quanh co hoặc chống chế rằng tôi bất lực, tôi không làm được gì là do lỗi của cơ chế (gần đây có từ mới là “lỗi hệ thống”), tôi vô can! Còn với những cán bộ có lỗi lại được chuyển ngang hoặc “đá lên”, tệ lắm là cho “hạ cánh an toàn”, thì càng không thể nói là có công với nhân dân, đất nước được. Không phải ngẫu nhiên mà một hai năm nay báo chí hay nói bóng gió đến việc quan chức Việt Nam chưa học được “văn hoá từ chức”!
Có lẽ, chỉ có hai loại có thể xem là “có công”:
Thứ nhất là các anh hùng trong chiến đấu và lao động, những người được nhận những giải thưởng của nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Các cán bộ cao cấp cũng phải được phong anh hùng, được trao giải thưởng thì mới xem là người có công lớn được. Các nhà lãnh đạo cao cấp (cao hơn khái niệm “cán bộ cao cấp”) của Liên Xô trước đây, không phải ai cũng có huân chương Lênin.
Thứ hai là các nhà hoạt động văn hoá, khoa học có tác phẩm, công trình, tên tuổi được thừa nhận trong và ngoài nước.
Trở lại chuyện GS. Cao Xuân Hạo, tôi cho rằng ông là một nhà khoa học như thế. Tên tuổi ông được khẳng định bằng sách vở cả trong nước và ở nước ngoài. Mở cỗ máy tìm kiếm http://www.google.com ra, sẽ thấy tên “Cao Xuân Hạo” được nhắc tới khoảng 9.300 lần. Không nghi ngờ gì, ông xứng đáng được đăng cáo phó ở Đài truyền hình Trung ương. Không nói, ai cũng biết giữa 15’ dành cho chương trình “Tạm biệt Vàng Anh” đầy tai tiếng và tốn kém với 1’ đăng cáo phó cho một nhà khoa học tên tuổi, việc nào đáng làm hơn!
Nhà đài cũng nên xem lại cái giá 30 triệu với 300 ngàn. Chênh lệch vật chất lớn quá rất dễ sinh ra đặc quyền đặc lợi, sinh ra tham nhũng. Có công thì được thuởng. Có việc thì phải bỏ tiền ra. Trong nền kinh tế thị trường này, mọi thành phần kinh tế nên bình đẳng như nhau. Có như vậy thì đất nước mới phát triển được. Nếu vì chỉ có một đài trung ương mà nhu cầu lớn quá thì có lẽ cũng nên chấp nhận cho mở đài truyền hình tư nhân. Nhà nước cần vượt qua cái mặc cảm lúc nào cũng lo lắng về an ninh chính trị. Trước đây, ta cấm “nghe đài địch” (thời những năm 60-80, một cái đài bán dẫn cũng phải đăng ký để quản lý); nay không nhắc đến cấm đoán đó nữa, ai nghe BBC thì cứ nghe, có thấy sao đâu, ngoại trừ việc nhận thức và trình độ dân trí tăng lên. Hoàn toàn có thể cho mở đài truyền hình tư nhân với điều kiện chỉ cho chuyên về giải trí, quảng cáo (và đăng cáo phó, tất nhiên). Lúc có đối thủ cạnh tranh nguồn quảng cáo, chắc hẳn VTV sẽ bớt độc quyền hơn, sẽ làm việc tốt hơn và có trách nhiệm cao hơn trước nhân dân và đất nước.
NVT
====
TỪ CHUYỆN GS. CAO XUÂN HẠO VÀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VTV,
BÀN VỀ VĂN HOÁ TANG LỄ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
(Đại học Quốc gia Tp. HCM)
http://vanhoahoc.net/diendan/viewtopic.php?f=36&t=109
Đây và version 2.0 của bài viết về GS. Cao Xuân Hạo và đài VTV (sau khi thẩm tra lại các chi tiết và suy nghĩ thêm về khía cạnh văn hoá học của vấn đề)
I- SỰ KIỆN
Chiều 24-10-2007 vừa qua tôi đi viếng GS. Cao Xuân Hạo về. Lòng thấy buồn. Phần buồn vì thương tiếc Anh. Phần buồn vì suy nghĩ lan man quanh chuyện “văn hoá tang lễ”.
Số là, sau khi vào viếng GS. Cao Xuân Hạo ra, PGS.TS. Hoàng Dũng (một thành viên của Ban tang lễ) đã kể cho tôi nghe câu chuyện về “bếp núc” của tang lễ này.
Chuyện rằng, hôm trước anh - Hoàng Dũng - mang giấy báo tử và bản tin buồn về sự ra đi của GS. Cao Xuân Hạo do Ban tang lễ và gia đình soạn thảo tới Văn phòng đại diện Đài truyền hình VTV để liên hệ đăng cáo phó.
Sau khi xem xong hai thứ giấy tờ, cô nhân viên tiếp khách băn khoăn hỏi: “Thưa bác (PGS.TS. Hoàng Dũng tuy chưa già, nhưng tóc đã bạc trắng cả), bác còn thứ giấy tờ nào nữa không?”
“Tôi không hiểu - PGS. Hoàng Dũng trả lời – tôi nghĩ hai thứ giấy này và danh tiếng của GS. Cao Xuân Hạo đã là quá đủ. Ý chị muốn hỏi loại giấy nào?”
“Cháu muốn nói đến giấy chứng nhận 45 năm tuổi Đảng. VTV chỉ đăng cáo phó cho những người có 45 năm tuổi Đảng (trở lên?). Bác không biết chứ, mỗi phút lên hình ở đài cháu là tiền cả đấy. Nếu bác đăng quảng cáo thì phải tốn 25-30 triệu, còn nếu có giấy chứng nhận 45 năm tuổi Đảng thì chỉ mất có 300 nghìn đồng thôi”.
Một vị giáo sư đến viếng có mặt lúc đó bèn cho biết thêm là mấy tháng trước, khi PGS.TSKH. Nguyễn Hữu Đức - một nhà toán học, đương kim Hiệu trưởng Trường đại học Đà Lạt - qua đời, Trường đại học Đà Lạt đã không thể đăng tin buồn trên VTV cũng vì chính cái quy định 45 năm tuổi Đảng đó, nên đành phải đăng cáo phó trên Đài truyền hình Hà Nội để bạn bè và đồng nghiệp trên đất Bắc biết tin.
PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ, một thành viên khác trong Ban tang lễ GS. Cao Xuân Hạo cũng thông tin rằng vừa trong tuần trước, ông Trần Duy Châu, một cán bộ giảng dạy văn học lâu năm, nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, 58 tuổi Đảng, đã không thể đưa lên Nghĩa trang thành phố ở Thủ Đức, mà phải đưa về Củ Chi, vì có quy định là Nghĩa trang thành phố ở Thủ Đức chỉ dành cho những người có 60 năm tuổi Đảng, mà ông Châu thì còn thiếu tới 2 tuổi!
Nghe chuyện, mọi người (mà toàn là các nhà trí thức cỡ “nhỡ” trở lên cả) chỉ còn biết lắc đầu.
II- BÀN LUẬN
Tôi hiểu rằng VTV là Đài truyền hình trung ương, phát sóng cả nước. Không thể bất kỳ ai đưa cáo phó đến cũng nhận đăng được. Nếu thế có mà phải thành lập riêng một kênh chuyên đăng cáo phó! Thành thử, phải đặt ra nguyên tắc phân loại. Chọn những người có 45 năm tuổi Đảng chính là một nguyên tắc phân loại như thế. Vấn đề chỉ còn là nguyên tắc phân loại ấy có hợp lý hay không mà thôi.
Mới nghe qua, thì thấy rất ổn. Những đảng viên lâu năm và cán bộ cao cấp được ưu tiên là phải.
Song nếu nghĩ kỹ sẽ thấy không ít điều bất ổn trong đó.
Điều bất ổn thứ nhất là ở chỗ nguyên tắc phân loại này phát huy một nét xấu của văn hoá truyền thống Việt Nam hình thành từ thời phong kiến đến nay – đó là tính đẳng cấp.
Thời phong kiến, đẳng cấp vua chúa quý tộc luôn nắm mọi độc quyền ưu tiên trong xã hội.
Thời kỳ bao cấp, cái tính đẳng cấp mà cha ông chúng ta đã làm cách mạng để cố gắng xoá bỏ ấy vẫn tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thức như quyền cấp phát nhà ở (biệt thự hay chung cư), quyền cấp xe volga (đen hay trắng), tem phiếu thực phẩm (mua ở cửa hàng Tông Đản - một cửa hàng chuyên bán thực phẩm cho cán bộ cao cấp ở phố Tông Đản, gần Ngân hàng Trung ương, Hà Nội - hay cửa hàng phường xóm), v.v. Cùng với đời sống khá lên, tem phiếu thực phẩm đã từ lâu không còn. Quyền cấp phát nhà gần như cũng đã chấm dứt. Quyền cấp xe riêng thì vẫn còn, nhiều vị đã nghỉ hưu rồi mà vẫn khư khư giữ cái xe đen mà nhất định không chịu trả; tuy nhiên cũng thấy đang đưa ra bàn thảo là hay thôi không cấp xe nữa mà trả vào lương...
Riêng cái chuyện chết, lạ thay, ít thay đổi nhất. Việc phân chia ngôi thứ theo đẳng cấp khi đăng cáo phó, khi chôn cất, hình thành từ thời bao cấp đến nay vẫn còn nguyên vẹn không suy suyển. Đẳng cấp nào thì được đăng cáo phó thế nào; đẳng cấp nào thì được chôn ở đâu (ở Hà Nội là nghĩa trang Mai Dịch hay Văn Điển, ở Tp. HCM là Nghĩa trang Thủ Đức hay Củ Chi). Phải chăng vì người Việt ta quá coi trọng cái chết (đến mức không thể nào thay đổi được), hay ngược lại là quá coi thường cái chết (đến mức xem là không đáng bận tâm chuyện thay đổi)? Hay đơn giản là vì người đã chết rồi thì đâu có thể đấu tranh cho mình được nữa; còn người sống thì đang lúc tang gia bối rối, dễ tặc lưỡi cho qua, khi tang lễ đã xong rồi thì còn nói làm gì nữa!
Điều bất ổn thứ hai là ở chỗ nguyên tắc phân loại theo đẳng cấp này đi ngược lại một nét tốt đẹp của văn hoá tang lễ truyền thống là tính dân chủ: người Việt Nam bảo nhau: “chết là hết”, quan chức hay phó thường dân rồi cũng trở thành cát bụi, ghen đua kèn cựa mà làm gì. “Nghĩa tử là nghĩa tận” – mọi lỗi lầm gì cũng được (ít nhất là tạm thời) bỏ qua để cư xử với người chết một cách nhân ái, yêu thương nhất.
Điều bất ổn thứ ba là ở chỗ nguyên tắc phân loại theo đẳng cấp này đã vô tình duy trì một nét xấu của văn hoá truyền thống Việt Nam là tính cào bằng: văn hoá nông nghiệp là văn hoá trọng tĩnh, đã lọt vào đẳng cấp nào là yên vị ở đẳng cấp đó, chứ ít khi bị xáo trộn, thay đổi. Quan chức có lỗi thường không bị kỷ luật mà được “chuyển ngang” hoặc “đá lên”. Nó không khuyến khích sự phát triển là cái rất cần thiết cho xã hội Việt Nam hiện đại.
III- GIẢI PHÁP
Trước cái chết, tốt nhất là ứng xử sao cho bình đẳng, dân chủ theo phương châm “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Song nếu cứ phải lựa chọn, phân loại thì hãy lựa chọn, phân loại sao cho khuyến khích phát triển.
Không ai chối cãi được rằng VTV là Đài truyền hình của Nhà nước - một nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Do vậy nếu phải lựa chọn để đăng cáo phó thì không nên lựa chọn một đẳng cấp, một tầng lớp, mà là phải chọn những người có công với nhân dân, đất nước. Lựa chọn một đẳng cấp, một tầng lớp là lựa chọn tĩnh, nó hướng đến sự ổn định, còn lựa chọn người có công là lựa chọn động, nó hướng đến sự phát triển.
Ai là người có công với nhân dân, đất nước? Có phải những người có 45 năm tuổi Đảng không?
Xin thưa: không phải. 45 năm tuổi Đảng là rất đáng quý. Nhưng đó chỉ là chuyện “thâm niên” (đánh dấu thâm niên đó, đã có huy hiệu và giấy chứng nhận). Mà “thâm niên” thì không phải là thành tích: Một người có 45 năm tuổi Đảng rất có thể là một người có công với nhân dân, đất nước; nhưng cũng có thể là một người chẳng có gì ngoài cái thâm niên 45 năm tuổi Đảng ấy!
Các các cán bộ cao cấp có phải là người có công với nhân dân, đất nước hay không? Thường là như vậy, nhưng không phải lúc nào, với ai cũng là như vậy. Có những người rất hiền lành, giao lá cờ nào thì giữ lá cờ ấy nhưng không phất; khi bị nhân dâu truy hỏi, Quốc hội chất vấn thì nói quanh co hoặc chống chế rằng tôi bất lực, tôi không làm được gì là do lỗi của cơ chế (gần đây có từ mới là “lỗi hệ thống”), tôi vô can! Còn với những cán bộ có lỗi lại được chuyển ngang hoặc “đá lên”, tệ lắm là cho “hạ cánh an toàn”, thì càng không thể nói là có công với nhân dân, đất nước được. Không phải ngẫu nhiên mà một hai năm nay báo chí hay nói bóng gió đến việc quan chức Việt Nam chưa học được “văn hoá từ chức”!
Có lẽ, chỉ có hai loại có thể xem là “có công”:
Thứ nhất là các anh hùng trong chiến đấu và lao động, những người được nhận những giải thưởng của nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Các cán bộ cao cấp cũng phải được phong anh hùng, được trao giải thưởng thì mới xem là người có công lớn được. Các nhà lãnh đạo cao cấp (cao hơn khái niệm “cán bộ cao cấp”) của Liên Xô trước đây, không phải ai cũng có huân chương Lênin.
Thứ hai là các nhà hoạt động văn hoá, khoa học có tác phẩm, công trình, tên tuổi được thừa nhận trong và ngoài nước.
Trở lại chuyện GS. Cao Xuân Hạo, tôi cho rằng ông là một nhà khoa học như thế. Tên tuổi ông được khẳng định bằng sách vở cả trong nước và ở nước ngoài. Mở cỗ máy tìm kiếm http://www.google.com ra, sẽ thấy tên “Cao Xuân Hạo” được nhắc tới khoảng 9.300 lần. Không nghi ngờ gì, ông xứng đáng được đăng cáo phó ở Đài truyền hình Trung ương. Không nói, ai cũng biết giữa 15’ dành cho chương trình “Tạm biệt Vàng Anh” đầy tai tiếng và tốn kém với 1’ đăng cáo phó cho một nhà khoa học tên tuổi, việc nào đáng làm hơn!
Nhà đài cũng nên xem lại cái giá 30 triệu với 300 ngàn. Chênh lệch vật chất lớn quá rất dễ sinh ra đặc quyền đặc lợi, sinh ra tham nhũng. Có công thì được thuởng. Có việc thì phải bỏ tiền ra. Trong nền kinh tế thị trường này, mọi thành phần kinh tế nên bình đẳng như nhau. Có như vậy thì đất nước mới phát triển được. Nếu vì chỉ có một đài trung ương mà nhu cầu lớn quá thì có lẽ cũng nên chấp nhận cho mở đài truyền hình tư nhân. Nhà nước cần vượt qua cái mặc cảm lúc nào cũng lo lắng về an ninh chính trị. Trước đây, ta cấm “nghe đài địch” (thời những năm 60-80, một cái đài bán dẫn cũng phải đăng ký để quản lý); nay không nhắc đến cấm đoán đó nữa, ai nghe BBC thì cứ nghe, có thấy sao đâu, ngoại trừ việc nhận thức và trình độ dân trí tăng lên. Hoàn toàn có thể cho mở đài truyền hình tư nhân với điều kiện chỉ cho chuyên về giải trí, quảng cáo (và đăng cáo phó, tất nhiên). Lúc có đối thủ cạnh tranh nguồn quảng cáo, chắc hẳn VTV sẽ bớt độc quyền hơn, sẽ làm việc tốt hơn và có trách nhiệm cao hơn trước nhân dân và đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét