(Đọc bài này thấy vui nên dán vào đây )
Xin nói nga y rằng “cụ Võ” đây là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứ không phải cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Theo như bài dưới đây (lấy từ blog của Nhà văn Nguyễn Quang Lập) thì cụ Giáp đang bệnh và trong tình trạng khá nguy kịch. Nhưng chẳng hiểu sao trên Tiền Phong thì cụ nói là còn rất khỏe. Năm nay cụ Giáp cũng đã 97 tuổi rồi (ông sinh ngày 25/8/1911 ). Cầu mong ông sống thêm 3 năm nữa cho trọn 100 rồi hãy đi đâu thì đi. :-)
Chuyện nọ xọ chuyện kia. Năm nay tôi có vài người bạn đi về cõi vĩnh hằng. Người đầu tiên làm tôi sốc là Gs Nguyễn Văn Chuyển bên Nhật, một người bạn quen qua công việc và email nhưng chưa bao giờ gặp ngoài đời. Mới năm ngoái tôi gặp cộng sự của anh (người Nhật) trong hội nghị về xương ở Hawaii và có trao đổi về việc hợp tác trong tương lai, mà nay anh đã ra đi! Theo tin tức nhận được thì anh Chuyển chết vì xuất huyết não tại nhà trong lúc cả nhà đi làm nên không phát hiện và khi đến bệnh viện thì quá trễ. Anh mới 64 tuổi, tức là đàn anh của tôi. Còn quá trẻ. Anh là một người Việt chân chính, yêu quê hương, nga y từ sau 1975 đã định về quê, nhưng các quan chức khuyên anh chưa nên về (có lẽ là lời khuyên chân tình) và ấy thế mà anh có cơ hội đóng góp nhiều cho quê hương qua đào tạo, giảng dạy, và nghiên cứu khoa học.
Người thứ hai, cũng là đàn anh của tôi, là giáo sư Pierre Delmas bên Pháp. Mới nhận tin hôm qua nghe nói anh ta đang nằm bệnh viện vì nhồi máu cơ tim rồi dây dưa sang pneumonia và có thể khó qua khỏi. Thật ra thì anh ta đã bị heart attack từ lúc đi họp trong hội nghị bên Thái Lan và lúc đó đồng nghiệp hoảng hốt đưa anh ta vào bệnh viện. Sau khi về Pháp anh ta từ bỏ rất nhiều chức vụ quan trọng trong ngành xương để điều trị. Nhưng nay thì có lẽ anh ta đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Anh ta chưa đầy 60 tuổi, nhưng đã có gần 500 bài báo khoa học và xứng danh là một người đàn anh trong ngành.
Mấy chuyện này làm cho tôi suy nghĩ về cái chết, về sự nghiệp, về quê hương, về gia đình. Ừ thì ai mà không biết qui trình “sinh lão bệnh tử”, rồi một ngày nào đó mình cũng ra đi thôi. Mình sẽ để lại gì cho đời? Mấy câu hỏi này cứ luẫn quẫn trong đầu hoài khi thấy bạn bè từng người bỏ ta đi … Có phải cuộc đời chỉ là những quán Không, tựu trung chỉ là Một cõi đi về đã được Trịnh Công Sơn nhắc đến. Và rồi một ngày nào đó, sau cuộc hành trình dương thế Đường trần rồi khăn gói / Mai kia chào cuộc đời / Nghìn trùng con gió bay. Co ro trong quan tài, hình hài bè bạn cùng giun dế. Thiền sư Vạn Hạnh đã từng bảo các đồ đệ rằng: Thân như điện ảnh hữu hoàn vô / Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Đời người như hạt sương trên cành, bình mình vừa ló dạng sương tan thành hơi khói, sáng tóc còn xanh, chiều tối bạc phơ: Triêu như thanh mộ như tuyết (Cao Bá Quát). Sau chuỗi ngày theo đuổi giấc mộng dài, chuỗi ngày dài làm trò diễn trên sân khấu cuộc đời, rồi một phút giây nào đó giật mình nhìn lại thì đã già nua, già như chiếc lá thu vốn đã vàng nay lại phai thêm: Chiều hôm thức dậy / Ngồi ôm tóc tóc dài / Chập chờn lau trắng trong tay.
Ôi, tôi lan man quá rồi, còn phải để cho các bạn đọc bài của Nguyễn Quang Lập chứ!
NVT
PS. Ít ai biết rằng cụ Giáp từng là thầy dạy sử của Nhạc sĩ Phạm Duy (ông cụ này cũng 87 tuổi rồi). Đọc hồi kí ông PD thấy nói lúc đó thầy Giáp dạy sử nhưng cũng "tranh thủ" dạy luôn tinh thần chống Pháp! :-)
===Nhớ thương cụ Võ
Báo Tiền Phong thì đưa tin vừa phỏng vấn cụ cách đây 2 ngày, cụ còn nói này nói nọ, khi nào cũng nghe cụ nhắc đừng quên quá khứ. Nhắc gì mà nhắc lắm thế. Mình nghi thằng nhà báo nhắc chứ không phải cụ nhắc. Cụ nhắc có đôi lần rồi chúng nó cứ thế phóng ra, lạ gì mấy ông nhà báo, hi hi.
Anh Xuân Đài ngày xưa làm báo, suốt ngày đi theo cụ Hồ, đến đâu cũng viết Bác dặn thế này, Bác khuyên thế kia. Sau về già, ngồi nhậu cười ha hả nói tao dặn cả đấy chứ, Bác dặn đâu. Chẳng biết thật không, hay lại ba hoa nữa, hi hi.
Chiều nay nghe thằng cu Tễu nói cụ thở oxy rồi, sắp về cõi rồi. Nó còn nhắc câu ngày xưa cụ Hồ nói với cụ: “ Chú phải sống đến trăm tuổi”. Bây giờ trăm tuổi rồi, coi như làm đúng lời Bác dặn.
Anh Xuân Đài ngày xưa làm báo, suốt ngày đi theo cụ Hồ, đến đâu cũng viết Bác dặn thế này, Bác khuyên thế kia. Sau về già, ngồi nhậu cười ha hả nói tao dặn cả đấy chứ, Bác dặn đâu. Chẳng biết thật không, hay lại ba hoa nữa, hi hi.
Chiều nay nghe thằng cu Tễu nói cụ thở oxy rồi, sắp về cõi rồi. Nó còn nhắc câu ngày xưa cụ Hồ nói với cụ: “ Chú phải sống đến trăm tuổi”. Bây giờ trăm tuổi rồi, coi như làm đúng lời Bác dặn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc còn trẻ bên cụ Hồ và khi về già (ảnh năm 2008)
Dân Quảng Bình, là nói dân sở tại, ai cũng có thể chê bai, kể cả bố mẹ, kể cả cụ Hồ, nhưng cụ Võ thì không, tuyệt nhiên không. Thế gian có 3 người dân Quảng Bình thờ phụng đó là Chúa, Phật và cụ Võ.
Họp hội đồng hương năm nào cụ cũng đến, hễ cụ đến trễ tý là lại xôn xao, thì thào không biết có chuyện chi mà giờ này cụ chưa đến. Cụ nói nhỏ, người nghe thì đông, hầu hết chẳng nghe gì nhưng hễ cụ nói xong ai nấy đều hân hoan như vừa nghe xong thánh chỉ.
Chẳng phải thời cụ làm quan cụ lo lót được cho dân Quảng Bình. Mình hỏi nhiều ông quan to Quảng Bình cụ Giáp có bố trí được ghế này ghế nọ không, ai cũng thở hắt ra nói có mô. Hễ có việc gì của tỉnh người ta chạy đến chỗ nọ chỗ kia chứ chẳng bao giờ chạy đến cụ.
Thì Phật, Chúa tóm lại có lo được dân chút gì đâu nhưng có đánh chết dân vẫn không thôi thờ phụng. Cụ Võ cũng thế thôi.
Quý Doãn nói cụ đánh hai đế quốc to đã trợt mặt rồi, mình còn đòi hỏi cụ cái chi nữa.
Thời xưa các ông bộ chính trị đều có ảnh phóng to, lồng khung treo tường cả. Mình còn bé chẳng biết ông nào ra ông nào, chỉ duy nhất cụ là mình biết, bởi vì cụ là đại tướng. Con nít thì đại tướng là ghê gớm nhất còn mấy cái chức khác thì mặc kệ, chẳng quan tâm.
Sáu, bảy tuổi ngồi há mồm nghe anh Chanh, anh Út kể chuyện cụ, sướng rêm người.
Anh Chanh kể Đờ Cát gọi điện cho Cụ Hồ xin tha. Cụ Hồ hỏi Đại tướng ý kiến chú ra răng? Đại tướng nói thưa Bác thằng mô tha thì tha chứ Đờ Cát thì dứt khoát không tha. Tụi mình vỗ tay rào rào nói đúng đúng không tha không tha.
Anh Út kể đội bóng đá nước mình đá với đội Trung Quốc, bị sút quả 11m, nếu bắt thì thủ môn sẽ vỡ ngực chết, không bắt thì thua. Trưởng đoàn gọi điện cho cụ Hồ hỏi thưa Bác có bắt không, cụ Hồ thương thủ môn chết tội, định nói thôi không bắt. Đại tướng ưỡn ngực rập chân nói thưa Bác dù chết Tổ quốc mình cũng không thể thua. Cả lũ nhảy lên reo hò đúng đúng, dù chết cũng không thua.
Rồi xúm lại hỏi anh Út cuối cùng mình có thắng không. Anh Út vênh mặt lên nói thắng chơ răng không thắng. Sướng muốn ngất luôn.
Đại khái cái gì Cụ Hồ cũng hỏi Đại tướng, cái gì Đại tướng cũng quyết định ngon lành, toàn trúng không thôi. Tâm hồn bé thơ của mình đầy ắp những chuyện như thế.
Mấy chục năm sau, hình như năm 1980, đang ăn cơm bỗng nghe tin cụ đựơc phân làm trưởng ban Sinh đẻ có kế hoạch, bỏ cơm nằm khóc rưng rức suốt cả buổi chiều . Tâm hồn bị tổn thương trầm trọng giống như thấy người ta đang làm nhục bố mình.
Năm sau, kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, đài ngâm bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, mình ngồi phục xem người ta có ngâm câu: Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên Giáp/ sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp hay không. Hoá ra không.
Điên tiết mình đập tan cái đài của anh Đuya, sau phải vay tiền gần chết mua cái đài mới đền anh.
Năm 1984, đoàn kịch Quân đội dựng vở Bài ca Điện Biên, hình như kịch bản của Sĩ Hanh, Doãn Hoàng Giang đạo diễn. Nghĩ bụng chắc người ta chẳng mời cụ đến dự đâu. Hóa ra cụ đến. Bụng phục thầm quân đội quá xá, chỉ có quân đội gan mới to thế chứ chẳng ai dám đâu.
Mình đứng cuối hội trường hồi hộp chờ xem cái đoạn kết. Đoạn kết có chi tiết Chính uỷ mặt trận báo cáo chiến dịch thắng lợi, chỉ mỗi câu báo cáo đại tướng hay báo cáo đại tướng Võ Nguyên Giáp mà cãi nhau ỏm tỏi.
Anh Giang thì cứ tủm tỉm cười nói rồi mày xem anh xử lý thế nào.
Vở kịch quá dài, hơn 2 tiếng, xem mệt cả người, rồi cũng đến hồi kết. Khi tập thì anh Đoàn Dũng, trong vai chính uỷ mặt trận, chỉ quay điện thoại về chỉ huy sở mặt trận báo cáo với Đại tướng. Nhưng khi đó, anh Đoàn Dũng chạy vụt xuống đứng trước mặt cụ, rập chân ưỡi ngực chào.
Cụ bị bất ngờ, lúng túng đứng lên.
Anh Đoàn Dũng nói to, dõng dạc từng tiếng một: Báo cáo đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh mặt trận, chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn toàn thắng lợi. Tướng Đờ Cát đang ở trước mặt chúng ta.
Cả ngàn người vụt đứng dậy vỗ tay như sầm rền, kéo dài hơn 10 phút, nhiều người khóc oà.
Mình bật khóc nức nở, chạy ra khỏi hội trường đứng khóc, hét to ôi sướng quá trời ơi.
Tối đó về nhà nằm lúc lúc lại bật khóc. Đang viết những dòng này cũng nước mắt như mưa.
Họp hội đồng hương năm nào cụ cũng đến, hễ cụ đến trễ tý là lại xôn xao, thì thào không biết có chuyện chi mà giờ này cụ chưa đến. Cụ nói nhỏ, người nghe thì đông, hầu hết chẳng nghe gì nhưng hễ cụ nói xong ai nấy đều hân hoan như vừa nghe xong thánh chỉ.
Chẳng phải thời cụ làm quan cụ lo lót được cho dân Quảng Bình. Mình hỏi nhiều ông quan to Quảng Bình cụ Giáp có bố trí được ghế này ghế nọ không, ai cũng thở hắt ra nói có mô. Hễ có việc gì của tỉnh người ta chạy đến chỗ nọ chỗ kia chứ chẳng bao giờ chạy đến cụ.
Thì Phật, Chúa tóm lại có lo được dân chút gì đâu nhưng có đánh chết dân vẫn không thôi thờ phụng. Cụ Võ cũng thế thôi.
Quý Doãn nói cụ đánh hai đế quốc to đã trợt mặt rồi, mình còn đòi hỏi cụ cái chi nữa.
Thời xưa các ông bộ chính trị đều có ảnh phóng to, lồng khung treo tường cả. Mình còn bé chẳng biết ông nào ra ông nào, chỉ duy nhất cụ là mình biết, bởi vì cụ là đại tướng. Con nít thì đại tướng là ghê gớm nhất còn mấy cái chức khác thì mặc kệ, chẳng quan tâm.
Sáu, bảy tuổi ngồi há mồm nghe anh Chanh, anh Út kể chuyện cụ, sướng rêm người.
Anh Chanh kể Đờ Cát gọi điện cho Cụ Hồ xin tha. Cụ Hồ hỏi Đại tướng ý kiến chú ra răng? Đại tướng nói thưa Bác thằng mô tha thì tha chứ Đờ Cát thì dứt khoát không tha. Tụi mình vỗ tay rào rào nói đúng đúng không tha không tha.
Anh Út kể đội bóng đá nước mình đá với đội Trung Quốc, bị sút quả 11m, nếu bắt thì thủ môn sẽ vỡ ngực chết, không bắt thì thua. Trưởng đoàn gọi điện cho cụ Hồ hỏi thưa Bác có bắt không, cụ Hồ thương thủ môn chết tội, định nói thôi không bắt. Đại tướng ưỡn ngực rập chân nói thưa Bác dù chết Tổ quốc mình cũng không thể thua. Cả lũ nhảy lên reo hò đúng đúng, dù chết cũng không thua.
Rồi xúm lại hỏi anh Út cuối cùng mình có thắng không. Anh Út vênh mặt lên nói thắng chơ răng không thắng. Sướng muốn ngất luôn.
Đại khái cái gì Cụ Hồ cũng hỏi Đại tướng, cái gì Đại tướng cũng quyết định ngon lành, toàn trúng không thôi. Tâm hồn bé thơ của mình đầy ắp những chuyện như thế.
Mấy chục năm sau, hình như năm 1980, đang ăn cơm bỗng nghe tin cụ đựơc phân làm trưởng ban Sinh đẻ có kế hoạch, bỏ cơm nằm khóc rưng rức suốt cả buổi chiều . Tâm hồn bị tổn thương trầm trọng giống như thấy người ta đang làm nhục bố mình.
Năm sau, kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, đài ngâm bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, mình ngồi phục xem người ta có ngâm câu: Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên Giáp/ sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp hay không. Hoá ra không.
Điên tiết mình đập tan cái đài của anh Đuya, sau phải vay tiền gần chết mua cái đài mới đền anh.
Năm 1984, đoàn kịch Quân đội dựng vở Bài ca Điện Biên, hình như kịch bản của Sĩ Hanh, Doãn Hoàng Giang đạo diễn. Nghĩ bụng chắc người ta chẳng mời cụ đến dự đâu. Hóa ra cụ đến. Bụng phục thầm quân đội quá xá, chỉ có quân đội gan mới to thế chứ chẳng ai dám đâu.
Mình đứng cuối hội trường hồi hộp chờ xem cái đoạn kết. Đoạn kết có chi tiết Chính uỷ mặt trận báo cáo chiến dịch thắng lợi, chỉ mỗi câu báo cáo đại tướng hay báo cáo đại tướng Võ Nguyên Giáp mà cãi nhau ỏm tỏi.
Anh Giang thì cứ tủm tỉm cười nói rồi mày xem anh xử lý thế nào.
Vở kịch quá dài, hơn 2 tiếng, xem mệt cả người, rồi cũng đến hồi kết. Khi tập thì anh Đoàn Dũng, trong vai chính uỷ mặt trận, chỉ quay điện thoại về chỉ huy sở mặt trận báo cáo với Đại tướng. Nhưng khi đó, anh Đoàn Dũng chạy vụt xuống đứng trước mặt cụ, rập chân ưỡi ngực chào.
Cụ bị bất ngờ, lúng túng đứng lên.
Anh Đoàn Dũng nói to, dõng dạc từng tiếng một: Báo cáo đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh mặt trận, chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn toàn thắng lợi. Tướng Đờ Cát đang ở trước mặt chúng ta.
Cả ngàn người vụt đứng dậy vỗ tay như sầm rền, kéo dài hơn 10 phút, nhiều người khóc oà.
Mình bật khóc nức nở, chạy ra khỏi hội trường đứng khóc, hét to ôi sướng quá trời ơi.
Tối đó về nhà nằm lúc lúc lại bật khóc. Đang viết những dòng này cũng nước mắt như mưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét